Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình? Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình là gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình như sau:
Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
...
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của Bộ Tư pháp về việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.
5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ đã lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình là:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình như sau:
Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
- Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình gồm có những gì?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
1. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
2. Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
c) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
...
Như vậy, hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình bao gồm:
- Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 nêu trên;
- Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xây dựng luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?