Cơ quan nào là đầu mối của Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không tại hiện trường, chịu sự chỉ huy, điều hành của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy?
Cơ quan nào là đầu mối của Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không tại hiện trường, chịu sự chỉ huy, điều hành của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy?
Căn cứ tại Mục 2 Chương 2 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 thì:
Ban chỉ huy hiện trường được thành lập khi có tình huống khẩn nguy, là đầu mối của Trung tâm khẩn nguy tại hiện trường, chịu sự chỉ huy, điều hành của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Cơ quan nào là đầu mối của Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không tại hiện trường, chịu sự chỉ huy, điều hành của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy? (Hình từ Internet)
Ban chỉ huy hiện trường có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương 2 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 thì ban chỉ huy hiện trường có nhiệm vụ như sau:
- Chỉ huy các đơn vị khi tập kết tại vị trí tập kết và báo cáo cho Chỉ huy trưởng hiện trường về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia công tác ứng phó khẩn nguy để điều động phù hợp với tình huống.
- Chỉ huy lực lượng cứu hỏa cảng hàng không, sân bay phối hợp với lực lượng cứu hỏa thành phố nhanh chóng dập tắt đám cháy, làm mát tàu bay; sử dụng thiết bị chuyên dụng để cưa, cắt tàu bay, mở cửa tàu bay và cơ sở hạ tầng để cứu người, hành lý, hàng hóa và bưu kiện.
- Chỉ huy các lực lượng nhanh chóng cách ly và giải tỏa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Tổ chức sơ, cấp cứu nạn nhân tại hiện trường; phân loại, chuyển nạn nhân về tuyến sau điều trị và xử lý khi có người chết; thống kê nạn nhân và báo cáo cho Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
- Kiểm soát các lối ra/vào hiện trường tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng, phương tiện vào cứu nguy cứu nạn.
- Chỉ huy lực lượng an ninh hàng không phối hợp với các lực lượng Công an, Quân đội phong tỏa bảo vệ hiện trường, vành đai sân bay.
- Tổ chức lực lượng ngăn chặn, giải tán các đám đông để bảo vệ, giữ trật tự khu vực hiện trường, khu vực tiếp thân nhân, khu vực tiếp nhận hành khách thoát nạn, Trung tâm thông tin báo chí và các khu vực khác khi có yêu cầu.
- Điều động lực lượng, phương tiện từ các đơn vị khác tham gia công tác ứng phó khẩn nguy.
- Tổ chức hệ thống thông tin liên lạc, thực hiện báo cáo kịp thời tình hình hiện trường và những yêu cầu về Trung tâm khẩn nguy.
- Tổ chức bàn giao quyền chỉ huy hiện trường cho các lực lượng Công an, Quân đội khi có lệnh của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
- Tiếp tục phối hợp với lực lượng ứng phó các tình huống khẩn nguy về an ninh sau khi đã bàn giao theo chỉ đạo, phân công của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng theo quy định để thực hiện công tác điều tra tai nạn, sự cố.
- Phối hợp nghiên cứu phương án, tổ chức di dời tàu bay ra khỏi hiện trường và làm vệ sinh, thu dọn hiện trường, khôi phục hoạt động bình thường tại cảng hàng không.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy.
Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không là gì?
Căn cứ tại Mục 4 Chương 1 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 thì:
Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không là nơi điều hành mọi mặt phục vụ nhiệm vụ khẩn nguy, tìm kiếm, cứu nạn hàng không được doanh nghiệp cảng hàng không thiết lập chịu trách nhiệm triển khai hoạt động khẩn nguy, tìm kiếm, cứu nạn và hiệp đồng chỉ huy khẩn nguy, tìm kiếm, cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay.
Ngoài ra, Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không có nguyên tắc hoạt động như sau:
- Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không chỉ kích hoạt khi xảy ra các tình huống khẩn nguy.
- Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không là cơ quan chỉ đạo, phối hợp, điều hành đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện các phương án khẩn nguy, cứu nạn tàu bay trong phạm vi trách nhiệm được giao.
- Trung tâm khẩn nguy bàn giao quyền chỉ huy cho Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không của tỉnh, thành phố có liên quan theo quy định trong Quyết định số 16/2017/QĐ-TTg.
- Giám đốc cảng hàng không, sân bay là Chỉ huy trưởng của Trung tâm khẩn nguy, là người có thẩm quyền cao nhất trong Trung tâm khẩn nguy để quyết định triển khai thực hiện phương án đối phó tình huống khẩn nguy, cứu nạn tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
- Sở chỉ huy/Trạm báo động khẩn nguy cứu nạn là cơ quan thường trực của Trung tâm khẩn nguy.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?