Cơ quan nhà nước có được giao dịch điện tử với công dân không? Công dân có được lựa chọn phương thức giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước?
Cơ quan nhà nước có được giao dịch điện tử với công dân không?
Căn cứ Điều 39 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước như sau:
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định trên, có 03 loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, bao gồm:
(1) Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
(2) Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
(3) Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, trong loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm có giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Do đó, cơ quan nhà nước được giao dịch điện tử với công dân theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có được giao dịch điện tử với công dân không? Công dân có được lựa chọn phương thức giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Công dân có được lựa chọn phương thức giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước như sau:
Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Các nguyên tắc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Luật này.
2. Việc giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch trong nội bộ cơ quan hoặc với cơ quan khác của Nhà nước bằng phương tiện điện tử.
4. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch quy định tại Điều 39 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
a) Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
b) Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
c) Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
7. Việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước dưới hình thức điện tử được xác lập trên cơ sở quy định của cơ quan đó nhưng không được trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, công dân được lựa chọn phương thức giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, rừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc bảo đảm an toàn bí mật thông tin trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước như sau:
Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước
1. Định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin điện tử của cơ quan mình trong quá trình giao dịch điện tử.
2. Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến giao dịch điện tử, không được sử dụng thông tin vào mục đích khác trái với quy định về việc sử dụng thông tin đó, không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử do mình tiến hành; bảo đảm an toàn trong vận hành của hệ thống mạng máy tính của cơ quan mình.
4. Thành lập cơ sở dữ liệu về các giao dịch tương ứng, bảo đảm an toàn thông tin và có biện pháp dự phòng nhằm phục hồi được thông tin trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi.
5. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc bảo đảm an toàn bí mật thông tin trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước được quy định như sau:
(1) Định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin điện tử của cơ quan mình trong quá trình giao dịch điện tử.
(2) Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến giao dịch điện tử, không được sử dụng thông tin vào mục đích khác trái với quy định về việc sử dụng thông tin đó, không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử do mình tiến hành; bảo đảm an toàn trong vận hành của hệ thống mạng máy tính của cơ quan mình.
(4) Thành lập cơ sở dữ liệu về các giao dịch tương ứng, bảo đảm an toàn thông tin và có biện pháp dự phòng nhằm phục hồi được thông tin trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi.
(5) Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?