Cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại Bộ NNPTNT có những trách nhiệm gì?
- Cơ quan nào là cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm gì?
- Thư ký Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định không?
Cơ quan nào là cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2020/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan thường trực thẩm định như sau:
Cơ quan thường trực thẩm định
1. Cơ quan thường trực thẩm định được quy định như sau:
a) Tổng cục Thủy sản: thường trực thẩm định việc cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống thủy sản;
b) Tổng cục Lâm nghiệp: thường trực thẩm định việc cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây lâm nghiệp, giống vật nuôi lâm nghiệp;
c) Cục Trồng trọt: thường trực thẩm định việc gấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng nông nghiệp;
d) Cục Chăn nuôi: thường trực thẩm định việc gấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là:
- Tổng cục Thủy sản: thường trực thẩm định việc cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống thủy sản;
- Tổng cục Lâm nghiệp: thường trực thẩm định việc cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây lâm nghiệp, giống vật nuôi lâm nghiệp;
- Cục Trồng trọt: thường trực thẩm định việc gấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng nông nghiệp;
- Cục Chăn nuôi: thường trực thẩm định việc gấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi.
Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2020/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan thường trực thẩm định như sau:
Cơ quan thường trực thẩm định
…
2. Cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng;
c) Thông báo tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên Hội đồng;
d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước có chuyên môn phù hợp lấy ý kiến bằng văn bản về Hồ sơ trong trường hợp cần thiết;
đ) Tổ chức các cuộc hợp của Hội đồng theo quy định tại Thông tư này;
e) Thông báo bằng văn bản kết hợp của Hội đồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
g) Tổ chức kiểm tra, rà soát Hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng; trong trường hợp cần thiết, gửi văn bản đề nghị một số thành viên Hội đồng cho ý kiến nhận xét về Hồ sơ sau khi chỉnh sửa;
h) Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
i) Tổ chức thanh quyết toán các khoản chi phục vụ hoạt động của Hội đồng; quản lý, lưu giữ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thường trực thẩm định Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật;
- Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng;
- Thông báo tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên Hội đồng;
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước có chuyên môn phù hợp lấy ý kiến bằng văn bản về Hồ sơ trong trường hợp cần thiết;
- Tổ chức các cuộc hợp của Hội đồng theo quy định tại Thông tư này;
- Thông báo bằng văn bản kết hợp của Hội đồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Tổ chức kiểm tra, rà soát Hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng; trong trường hợp cần thiết, gửi văn bản đề nghị một số thành viên Hội đồng cho ý kiến nhận xét về Hồ sơ sau khi chỉnh sửa;
- Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Tổ chức thanh quyết toán các khoản chi phục vụ hoạt động của Hội đồng; quản lý, lưu giữ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Thư ký Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 07/2020/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có số lượng thành viên là 07 hoặc 09 người, trong đó:
1. Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Cơ quan thường trực thẩm định.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
3. Các Ủy viên gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
4. Hai Ủy viên phản biện là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan.
5. Thư ký Hội đồng là công chức của Cơ quan thường trực thẩm định.
Như vậy, theo quy định trên thì Thư ký Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là công chức của cơ quan thường trực thẩm định.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp cận nguồn gen có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?