Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ làm việc với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là các cơ quan nào?
- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ làm việc với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là các cơ quan nào?
- Việc gửi, nhận văn bản giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thực hiện thế nào?
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ làm việc với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là các cơ quan nào?
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ làm việc với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là các cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp” là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
2. “Yêu cầu chứng thực” là các yêu cầu cấp mới, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
3. “Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực” là hệ thống điện tử hỗ trợ đăng ký, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên môi trường mạng.
Theo đó các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp làm việc với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Việc gửi, nhận văn bản giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện thế nào?
Về nội dung này tại Điều 5 Thông tư 185/2019/TT-BQP có nội dung hướng dẫn thực hiện như sau:
Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực
1. Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có ký số theo quy định của pháp luật.
2. Gửi, nhận văn bản điện tử yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện trên Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia.
a) Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực đã ký số theo quy định của pháp luật gửi, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
b) Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực không thuộc điểm a khoản 2 Điều này gửi, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị để biết, tham khảo, không thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải cung cấp bản chính của văn bản giấy tại thời điểm tiếp nhận chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật.
Vậy việc gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có ký số theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thực hiện thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp
1. Căn cứ yêu cầu đảm bảo an toàn, xác thực thông tin trong giao dịch điện tử phục vụ nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình xem xét, xác nhận văn bản và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cho tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý.
2. Tiếp nhận, bàn giao chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao theo quy định.
3. Thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của các tổ chức, cá nhân thuộc quyền bàn giao cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
4. Cập nhật, quản lý, lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra việc triển khai, sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý.
6. Định kỳ, đột xuất báo cáo về tình hình cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký sổ chuyên dùng Chính phủ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng thực chữ ký số chuyên dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?