Có quyền thu hết số tiền của người phải thi hành án dân sự có được nhờ hoạt động kinh doanh để chấp hành án không?
- Có quyền thu hết số tiền của người phải thi hành án dân sự có được nhờ hoạt động kinh doanh để chấp hành án không?
- Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người phải thi hành án do ai quyết định? Căn cứ vào đâu?
- Khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải chấp hành án dân sự có phải cấp biên lại không?
Có quyền thu hết số tiền của người phải thi hành án dân sự có được nhờ hoạt động kinh doanh để chấp hành án không?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 giải thích về người phải thi hành án dân sự như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.
2. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
3. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
...
Dẫn chiếu đến Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
...
Chiếu theo quy định này thì khi tiến hành thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải đảm bảo mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng.
Như vậy, không được quyền thu hết số tiền của người phải thi hành án dân sự có được nhờ hoạt động kinh doanh để chấp hành án.
Có quyền thu hết số tiền của người phải thi hành án dân sự có được nhờ hoạt động kinh doanh để chấp hành án không? (hình từ internet)
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người phải thi hành án do ai quyết định? Căn cứ vào đâu?
Cũng theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
...
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
...
Theo đó, mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải chấp hành án dân sự có phải cấp biên lại không?
Tại Điều 79 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.
Theo đó, khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải chấp hành án dân sự thì Chấp hành viên thi hành án dân sự phải cấp biên lại cho đối tượng này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?