Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có bao nhiêu nhân viên chăm sóc trực tiếp? Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo trợ người khuyết tật phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

Tôi có thắc mắc về tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật được quy định như thế nào? Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật gồm bao nhiêu người?

Nhân viên chăm sóc trực tiếp người khuyết tật tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật được quy định như thế nào?

Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật là một trong các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

"Điều 5. Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.
2. Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.
3. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
4. Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
5. Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.
6. Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.
7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
a) Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
b) Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.
c) Nhân viên chăm sóc người cao tuổi: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được.
d) Nhân viên chăm sóc người tâm thần: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định.
đ) Nhân viên chăm sóc người lang thang: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương).
..."

Theo đó, nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật gồm 1 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.

Người khuyết tật

Nhân viên chăm sóc trực tiếp người khuyết tật

Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở như sau:

"Điều 7. Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
1. Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông; môi trường có cây xanh, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng;
b) Có hệ thống thoát nước; có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp phù hợp để xử lý rác, chất thải;
c) Cổng cơ sở có biển ghi tên và địa chỉ rõ ràng; có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở;
d) Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời;
đ) Đối với cơ sở ở khu vực nông thôn, miền núi có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, thể thao và vui chơi. Nếu có ao, hồ thì cần được rào lại, bảo đảm an toàn cho đối tượng; có khu đất để tăng gia, sản xuất phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở; khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa khu vực văn phòng và nhà ở.
..."

Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải đảm bảo các tiêu chuẩn nêu trên.

Chế độ dinh dưỡng đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH như sau:

"Điều 8. Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng
Cơ sở bảo đảm đối tượng được chăm sóc theo các tiêu chuẩn sau:
...
4. Dinh dưỡng:
a) Cung cấp ít nhất ba bữa ăn (sáng, trưa và tối) mỗi ngày;
b) Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả);
c) Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng."

Theo đó, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật được chăm sóc theo tiêu chuẩn dinh dưỡng.

Cung cấp ít nhất ba bữa ăn (sáng, trưa và tối) mỗi ngày. Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả)

Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở bảo trợ xã hội

Mai Hoàng Trúc Linh

Cơ sở bảo trợ xã hội
Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở bảo trợ xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở bảo trợ xã hội Người khuyết tật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Trung tâm dưỡng lão có phải cơ sở bảo trợ xã hội không? Hưởng xã hội hóa, tiền thuê đất mở dịch vụ này được giảm thuế theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào