Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo là gì? Do những cơ quan nào xây dựng và quản lý theo quy định?
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu) là kho dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin về hộ, người hưởng chính sách trợ giúp xã hội và thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo, người cận nghèo (MIS POSASoft) dựa trên nền tảng web, có địa chỉ http://misposasoft.molisa.gov.vn, được lưu trữ ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các máy chủ quản trị cơ sở dữ liệu phụ đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Dữ liệu: là các chữ, các con số, hình ảnh, âm thanh, video có thể xử lý và lưu trữ bằng phần mềm máy tính.
3. Thông tin, số liệu đầu ra là những biểu, bảng thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý, báo cáo.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo là kho dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin về hộ, người hưởng chính sách trợ giúp xã hội và thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo, người cận nghèo dựa trên nền tảng web, có địa chỉ truy cập là http://misposasoft.molisa.gov.vn
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo do những cơ quan nào xây dựng và quản lý?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu như sau:
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
1. Cơ sở dữ liệu được xây dựng, quản lý thống nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm theo quy định tại Thông tư này. Việc cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu được phân cấp và phân quyền cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo tài khoản đăng nhập.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu có trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu quản lý cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật.
3. Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu được quản trị và bảo đảm tính cập nhật, đồng bộ với các danh mục dùng chung của Bộ, ngành, quốc gia để đáp ứng việc tính hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước phục vụ Chính phủ điện tử.
4. Việc xây dựng, nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu từ dữ liệu gốc; thu thập, chuẩn hóa, tích hợp, cập nhật dữ liệu; lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật trợ giúp xã hội, pháp luật giảm nghèo, pháp luật về an toàn thông tin mạng và pháp luật liên quan khác.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được xây dựng, quản lý thống nhất từ các cơ quan, đơn vị sau đây:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
(2) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố,
(3) Các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã.
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được cài đặt, lưu trữ và quản lý tại đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định về cài đặt, sao lưu và phục hồi dữ liệu như sau:
Cài đặt, sao lưu và phục hồi dữ liệu
1. Cơ sở dữ liệu được cài đặt, lưu trữ và quản lý tại Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Máy chủ đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng các thiết bị lưu trữ chuyên dụng, được đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm quản trị hệ thống, quản lý cơ sở dữ liệu tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện được sao lưu định kỳ và thực hiện sao lưu đột xuất khi có yêu cầu. Dữ liệu sao lưu phải được lưu trữ an toàn, định kỳ kiểm tra để sẵn sàng khôi phục khi xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố mất dữ liệu thì dữ liệu phải được phục hồi từ bản sao lưu gần nhất.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được cài đặt, lưu trữ và quản lý tại Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Máy chủ đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?