Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung và phạm vi hoạt động ra sao?
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung và phạm vi hoạt động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, tại Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
(*) Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
- Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
(*) Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP;
- Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung và phạm vi hoạt động ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Có những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình nào hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Địa chỉ tin cậy;
(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(3) Cơ sở trợ giúp xã hội;
(4) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
(5) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
(6) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Tố giác hành vi bạo lực gia đình ở những nơi nào và quy trình xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra, việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Gọi điện, nhắn tin;
- Gửi đơn, thư;
- Trực tiếp báo tin.
Tiếp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì việc tiếp nhận xử lý tin báo như sau:
Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
- Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;
- Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?