Cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật đúng không?

Cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật đúng không? Cơ sở khám chữa bệnh không ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh như sau:

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Theo quy định trên thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của của pháp luật.

Cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai có đúng hay không?

Cơ sở khám chữa bệnh phải ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai có đúng hay không? (Hình từ internet)

Cơ sở khám chữa bệnh không ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của cơ sở khám chữa bệnh như sau:

Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của cơ sở khám chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật;
b) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho một trong các đối tượng: người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...

Theo đó, việc cơ sở khám chữa bệnh không ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai thì có thể bị xử phạt hành chính là 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khám chữa bệnh không ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Mà theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khám chữa bệnh không ưu tiên khám chữa bệnh cho phụ nữ khuyết tật có thai là 01 năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở khám chữa bệnh

Trương Thị Mỹ Tiên

Cơ sở khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở khám chữa bệnh
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh đối với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân như thế nào? Nếu làm lộ thông tin của bệnh nhân thì bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý II năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý III 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Mẫu phiếu tiếp nhận đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám chữa bệnh là mẫu nào?
Pháp luật
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Pháp luật
Mẫu Tiêu chí cụ thể thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm thảo tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh là mẫu nào? Tải mẫu biên bản kiểm thảo tử vong ở đâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào