Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài đóng cửa có phải thông báo cho Bộ Tài chính không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài đóng cửa có phải thông báo cho Bộ Tài chính không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài đóng cửa chậm thông báo với Bộ Tài chính bị phạt bao nhiêu?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có quyền xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định viên về giá chưa thông báo cho Bộ Tài chính về việc đóng cửa hoạt động không?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài đóng cửa có phải thông báo cho Bộ Tài chính không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan cho Bộ Tài chính để quản lý, giám sát.
Theo đó, trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định viên về giá ở nước ngoài đóng cửa, ngoài việc phải thực hiện các thủ tục do nước sở tại yêu cầu thì cơ sở này còn phải tiến hành thông báo băng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan cho Bộ Tài chính để quản lý, giám sát. (trong vòng 30 ngày làm việc).
Thẩm định giá tài sản (hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài đóng cửa chậm thông báo với Bộ Tài chính bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 35 ngày làm việc kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
b) Chậm thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
c) Chậm cung cấp chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
...
Như đã phân tích ở trên, khi cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đóng cửa, cơ sở này có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính cũng như cung cấp các tài liệu liên quan.
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định trong vòng 35 ngày kể từ ngày đóng cửa, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định viên về giá chưa thông báo cho Bộ Tài chính về việc đóng cửa của cơ sở mình sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có quyền xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định viên về giá chưa thông báo cho Bộ Tài chính về việc đóng cửa hoạt động không?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định viên về giá chưa thông báo cho Bộ Tài chính về việc đóng cửa hoạt động là 15.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá được quyền xử phạt).
Vì vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá được quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp thẩm định giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?