Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc thực hiện sản xuất phôi nhằm mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không?
Căn cứ khoản 1, 2, 9 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
...
9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;
b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.
2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.
Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Theo đó, cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
- Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
- Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển phôi giống vật nuôi.
Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không? (Hình từ Internet)
Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc ở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
....
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Kê khai đực giống theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
...
Theo đó, cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc ở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện trách nhiệm sau:
- Kê khai đực giống theo quy định pháp luật:
+Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
- Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
Đực giống sử dụng trong sản xuất phôi phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 24 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất
1. Đực giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng;
c) Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.
2. Cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng, đạt chất lượng theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.
Theo đó, đực giống sử dụng hoạt động sản xuất phôi giống vật nuôi phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
- Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng;
- Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.
Lưu ý:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống vật nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?