Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào?
- 03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là các nhóm nào?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh khi có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái chế mà không thực hiện tái chế thì được chuyển giao cho đối tượng nào?
- Cơ sở sản xuất có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thì được tự tái chế, thu hồi năng lượng khi đáp ứng yêu cầu gì?
03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là các nhóm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, 03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
Nhóm 2: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
Nhóm 3: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất kinh doanh khi có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái chế mà không thực hiện tái chế thì được chuyển giao cho đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm (a), (b) hoặc (c) theo quy định trên.
Cơ sở sản xuất có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thì được tự tái chế, thu hồi năng lượng khi đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
...
4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
Theo đó, cơ sở sản xuất có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thì được tự tái chế, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
(2) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
(3) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?