Có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất?
- Có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất?
- Quy trình đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
- Nhà đầu tư phải đáp ứng được những điều kiện nào để được lựa chọn đối với hình thức đầu thầu rộng rãi?
Có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi khoản 3 Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất như sau:
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
1. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên;
b) Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài;
c) Không thuộc trường hợp theo quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
3. Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất sẽ có các hình thức: hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế; hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
Có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất?
Quy trình đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về quy trình chi tiết thực hiện đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Quy trình chi tiết
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
6. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
b) Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án.
Theo đó quy trình đấu thầu rộng rãi lựa chọ nhà đầu tư cho dự án có sử dụng đất được thực hiện hiện theo quy định nêu trên.
Nhà đầu tư phải đáp ứng được những điều kiện nào để được lựa chọn đối với hình thức đầu thầu rộng rãi?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xét duyệt trúng thầu:
Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
2. Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.
3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
4. Có giá trị đề nghị trúng thầu bao gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu;
b) Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu;
c) Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn và cao nhất.
Như vậy, đối với hình thức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thì điều kiện để nhà đầu tư được lựa chọn gồm:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
- Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.
- Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
- Có giá trị đề nghị trúng thầu theo quy định pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu rộng rãi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?