Có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường hay không?
- Việc đề cử người đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trưởng mầm non tư thục được Hội đồng quản trị thực hiện như thế nào?
- Có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường hay không?
- Hiệu trưởng trường mầm non tư thục có những nhiệm và quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Việc đề cử người đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trưởng mầm non tư thục được Hội đồng quản trị thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về việc bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
3. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
Theo đó, Hiệu trưởng trường mầm non tư thục sẽ do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; ; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
Có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường hay không? (Hình từ Internet)
Có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
....
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đổi với chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục như sau:
Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.
...
Từ các quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non tư thục nếu:
- Có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
- khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
Hiệu trưởng trường mần non trường tư thục có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của trường.
Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Nhiệm kỳ hiện nay của Hiệu trưởng trường mầm non tư thục theo quy định pháp luật là 5 (năm) năm.
Hiệu trưởng trường mầm non tư thục có những nhiệm và quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Theo khoản 4 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng trường mầm non tư thục có những nhiệm và quyền hạn sau:
(1) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
(2) Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường, nhà trẻ theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, nhà trẻ;
(3) Dự kiến phương án tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trình Hội đồng quản trị phê duyệt; là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.
(4) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
(5) Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ;
(6) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành viên góp vốn về các hoạt động chăm sóc, giáo dục của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường mầm non tư thục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?