Có thể nộp hồ sơ xin chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang được không?
- Có thể nộp hồ sơ xin chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang được không?
- Hồ sơ và thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang?
- Trong trường hợp không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải làm gì?
Có thể nộp hồ sơ xin chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Như vậy, nếu bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng thất nghiệp ra Nha Trang thì bạn phải hưởng được ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp tại Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh mới có thể làm hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa được hưởng tháng nào thì bạn chưa được thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang được không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ và thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang?
Hồ sơ và thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cung cấp hồ sơ cho bạn với các giấy tờ sau:
+) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
+) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
+) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong trường hợp không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 7a Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
7a. Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
7b. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp thất nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?