Có thể thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn nào?
Có thể thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 41/2024/TT-NHNN thì đơn vị giám sát có thể thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn:
- Các báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê;
- Các báo cáo, thông tin cung cấp của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 17 Thông tư 41/2024/TT-NHNN;
- Các báo cáo, thông tin cung cấp của ngân hàng hợp tác theo quy định tại Điều 18 Thông tư 41/2024/TT-NHNN;
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật;
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến do Ngân hàng Nhà nước xây dựng (sau đây gọi là hệ thống thông tin giám sát trực tuyến) được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 41/2024/TT-NHNN;
- Thông tin phản ánh của khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phản ánh;
- Các thông tin khác phục vụ công tác giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác cung cấp.
Có thể thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn nào? (hình từ internet)
Thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
...
2. Xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu
a) So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các biến động bất thường;
b) So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau;
c) Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được; trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán báo cáo, giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;
d) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã thu thập, so sánh, đối chiếu.
Như vậy, thu thập thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để:
- So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các biến động bất thường;
- So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau;
- Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được; trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán báo cáo, giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã thu thập, so sánh, đối chiếu.
Tiến hành kiểm tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại đâu?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Kiểm tra tại chỗ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại trụ sở của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; kiểm tra đột xuất trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở yêu cầu, đề nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, kiến nghị sau kiểm tra thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Như vậy, đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại trụ sở của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ngân hàng Nhà nước hoặc kiểm tra đột xuất trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở yêu cầu, đề nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toá. (Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2024/TT-NHNN)
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ trung gian thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?