Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản thuộc thuộc khu di tích lịch sử về tội hủy hoại tài sản không?
- Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Tội hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong bao nhiêu năm?
- Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản thuộc thuộc khu di tích lịch sử về tội hủy hoại tài sản không?
Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 345 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Theo đó, hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử có giá trị từ từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 năm đến 07 năm tù.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản thuộc thuộc khu di tích lịch sử về tội hủy hoại tài sản không? (Hình từ Internet)
Tội hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Dẫn chiếu Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Theo quy định mức truy cứu trách nhiệm hình sự của tội hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử là từ 03 đến 07 năm tù, thuộc vào tội phạm nghiệm trọng.
Như vậy, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử là 10 năm.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản thuộc thuộc khu di tích lịch sử về tội hủy hoại tài sản không?
Theo khoản 3 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 có hướng dẫn về vấn đề này như sau:
HÌNH SỰ
...
3. Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ Luật Hình sự hay tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?
Trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hủy hoại tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?