Có thể ủy quyền việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc cho Phó Giám đốc cơ sở thực hiện hay không?
- Việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền của ai?
- Có thể ủy quyền việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc cho Phó Giám đốc cơ sở thực hiện hay không?
- Hội đồng xét kỷ luật cơ sở giáo dục bắt buộc có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật đối với trại viên vi phạm nội quy cơ sở hay không?
Việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Hội đồng xét kỷ luật; Tiểu ban xét kỷ luật
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét kỷ luật, Tiểu ban xét kỷ luật học sinh. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét kỷ luật, Tiểu ban xét kỷ luật trại viên. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 11 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về Hội đồng xét, xếp loại thi đua như sau:
Hội đồng xét, xếp loại thi đua; Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Trưởng phân hiệu làm Trưởng tiểu ban, ủy viên là đại diện các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với trại viên, thành phần gồm: Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám đốc phụ trách công tác giáo dục, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Giám đốc, Trưởng phân khu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.
Đối với cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định thành lập tại mỗi phân khu một Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với trại viên, thành phần gồm: Trưởng phân khu làm Trưởng tiểu ban, ủy viên là đại diện các đội nghiệp vụ do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định.
Từ các quy định trên thì việc thành lập Hội đồng Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hội đồng Hội đồng xét kỷ luật trại viên do iám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập gồm những thành phần sau:
(1) Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm Chủ tịch Hội đồng;
(2) Phó Giám đốc phụ trách công tác giáo dục, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
(3) Ủy viên là các Phó Giám đốc, Trưởng phân khu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.
Có thể ủy quyền việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc cho Phó Giám đốc cơ sở thực hiện hay không? (Hình từ Internet)
Có thể ủy quyền việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc cho Phó Giám đốc cơ sở thực hiện hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về việc ủy quyền thành lập Hội đồng xét kỷ luật như sau:
Hội đồng xét kỷ luật; Tiểu ban xét kỷ luật
...
3. Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm nội quy tại thời điểm nghỉ lễ, Tết cần phải cách ly để đảm bảo an ninh, an toàn trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tính mạng, sức khỏe của học sinh, trại viên mà không thể thành lập được Hội đồng xét kỷ luật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc quyết định việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên. Thành phần Hội đồng do Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc được ủy quyền quyết định nhưng phải bảo đảm có từ 05 thành viên trở lên, trong đó phải có đại diện các đội phụ trách công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Giáo vụ, hồ sơ, Giáo dục, hồ sơ.
...
Như vậy, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc quyết định việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật trại viên trong trường hợp trại viên vi phạm nội quy tại thời điểm nghỉ lễ, Tết cần phải cách ly để đảm bảo an ninh, an toàn cơ sở giáo dục bắt buộc, tính mạng, sức khỏe của trại viên mà không thể thành lập được Hội đồng xét kỷ luật theo quy định.
Thành phần Hội đồng xét kỷ luật do Phó Giám đốc được ủy quyền quyết định nhưng phải bảo đảm có từ 05 thành viên trở lên, trong đó phải có đại diện các đội phụ trách công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Giáo vụ, hồ sơ, Giáo dục, hồ sơ.
Hội đồng xét kỷ luật cơ sở giáo dục bắt buộc có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật đối với trại viên vi phạm nội quy cơ sở hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật trại viên như sau:
Hội đồng xét kỷ luật; Tiểu ban xét kỷ luật
...
4. Căn cứ kết quả họp Hội đồng xét kỷ luật, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
Theo đó, Hội đồng xét kỷ luật cơ sở giáo dục bắt buộc không có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật đối với trại viên vi phạm nội quy cơ sở.
Việc ra quyết định xử lý kỷ luật đối với trại viên sẽ do Giám đốc cơ sở thực hiện dựa trên kết quả họp Hội đồng xét kỷ luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương