Có thể ký hợp đồng lấy mẫu sản phẩm nông sản thực phẩm với các tổ chức chuyên nghiệp trong trường hợp nào?
- Yêu cầu chung khi áp dụng TCVN 10989 : 2015 về Sản phẩm nông sản thực phẩm - Thiết kế tiêu chuẩn lấy mẫu từ lô hàng được quy định ra sao?
- Việc lẫy mẫu từ lô hàng sản phẩm nông sản thực phẩm cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
- Có thể ký hợp đồng lấy mẫu sản phẩm nông sản thực phẩm với các tổ chức chuyên nghiệp trong trường hợp nào?
Yêu cầu chung khi áp dụng TCVN 10989 : 2015 về Sản phẩm nông sản thực phẩm - Thiết kế tiêu chuẩn lấy mẫu từ lô hàng được quy định ra sao?
Việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10989:2015 về Sản phẩm nông sản thực phẩm - Thiết kế tiêu chuẩn lấy mẫu từ lô hàng phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Mục 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10989:2015 như sau:
* Việc sử dụng thiết kế
Để sử dụng thiết kế, tiêu chuẩn này chỉ đưa ra hướng dẫn và cần được điều chỉnh trong từng trường hợp để phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
Do đó, một số điều hoặc đề mục có thể được bỏ qua trong các trường hợp nhất định, mặt khác có thể cần bổ sung khi thích hợp để phục vụ các yêu cầu đặc biệt.
* Kế hoạch lập tài liệu
Trong mọi trường hợp, khi thiết kế phương pháp lấy mẫu, các điều cần có trong tài liệu được sắp xếp theo thứ tự nêu trong thiết kế.
Theo cách này, người thiết kế phương pháp dễ dàng đưa ra tất cả các thông tin cần thiết một cách có hệ thống, mà ít có nguy cơ mất kiểm soát bất kỳ chi tiết quan trọng nào và người sử dụng tiêu chuẩn này cần hiểu rằng việc tuân thủ thiết kế này sẽ dễ dàng tiếp cận mọi chi tiết bất kỳ của phương pháp.
Điều này rất quan trọng khi xem xét sự chuyển đổi từng phần của phương pháp và so sánh giữa các phương pháp khác nhau hoặc giữa các phần khác nhau của một phương pháp.
* Đánh số điều và điều nhỏ
Các điều và các điều nhỏ phải được đánh số liên tiếp, phù hợp với hệ thống đánh số điểm trong ISO 2145, Đánh số điều và điều nhỏ trong các văn bản tài liệu (Numbering of divisions and subdivisions in written documents).
Không có điều khoản quy định việc đánh số điều hoặc điều nhỏ của thiết kế, tiêu chuẩn này không bao gồm các quy định đó (xem 2.1).
Cách đánh số liên tiếp này cũng được khuyến cáo khi tài liệu đề cập đến nhiều phương pháp lấy mẫu hoặc các dạng của phương pháp đã định, tạo thành các phần khác nhau của tài liệu.
* Từ vựng
Việc sử dụng các từ vựng lấy mẫu chuẩn hóa, bao gồm các khái niệm thống kê, cụ thể được nêu trong các tiêu chuẩn quốc tế do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê xây dựng.
Trong một số trường hợp, các thuật ngữ khác với các thuật ngữ được ISO/TC 69 chuẩn hóa được sử dụng trong thương mại các sản phẩm nông sản thực phẩm; các thuật ngữ liên quan đến việc lấy mẫu sản phẩm nông sản thực phẩm được nêu trong Phụ lục A và danh mục các thuật ngữ tương đương được nêu trong Phụ lục B.
Khi sử dụng các thuật ngữ truyền thống khác với thuật ngữ chuẩn hóa, thì cần tham chiếu đến các thuật ngữ tiêu chuẩn, ví dụ: bao gồm các từ đồng nghĩa với thuật ngữ truyền thống.
Khi có các biểu tượng hoặc ký hiệu viết tắt được quốc tế công nhận, thì cần được sử dụng ngay sau thuật ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau để tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn.
* Chọn và thể hiện phương pháp lấy mẫu
Nếu có thể, các phương pháp lấy mẫu giống nhau được sử dụng làm cơ sở để đánh giá một đặc tính của sản phẩm đã cho nên được chấp nhận trong tất cả các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm liên quan; từ ngữ được sử dụng càng giống nhau càng tốt. Trong lĩnh vực đang nghiên cứu thì thiết kế theo thực tế sẽ hợp lý hơn.
Việc lẫy mẫu từ lô hàng sản phẩm nông sản thực phẩm cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Theo tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10989:2015 về Sản phẩm nông sản thực phẩm - Thiết kế tiêu chuẩn lấy mẫu từ lô hàng thì việc lẫy mẫu từ lô hàng sản phẩm nông sản thực phẩm cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Khi thực hiện lấy mẫu từ lố hàng sản phẩm nông sản cần xác định ngắn gọn các bước cơ bản của phương pháp được sử dụng, đưa ra các lý do để chọn các quy trình cụ thể.
Bản chất của sản phẩm được lấy mẫu, mục đích lấy mẫu và bố trí phương án lấy mẫu thích hợp được thiết lập ở mức kiểm tra mong muốn, thường sẽ quyết định phương pháp cần sử dụng.
Điều này cần bao gồm đặc trưng thao tác của phương pháp lấy mẫu được sử dụng và mọi giả định trong tính toán đặc trưng này.
Phương pháp lấy mẫu được chọn phụ thuộc vào nguyên tắc được chấp nhận, cũng như lĩnh vực áp dụng. Ví dụ về các mục đích khác nhau để lấy mẫu được tiến hành như sau:
(1) Lấy mẫu để đánh giá tính không đồng nhất của lô hàng để rời;
(2) Lấy mẫu để đánh giá tính biến động giữa các đơn vị riêng lẻ của lô hàng và kiểu tần suất phân bố trong lô hàng đó;
(3) Lấy mẫu để đánh giá đặc tính trung bình của lô hàng;
(4) Lấy mẫu để đánh giá độ biến động giữa các phần khác nhau của lô hàng (lấy mẫu theo vùng, lấy mẫu phân tầng);
(5) Lấy mẫu để đánh giá số lượng các khuyết tật trong lô hàng, có tính đến mức độ nghiêm trọng của khuyết tật;
(6) Lấy mẫu để đánh giá độ biến động theo thời gian của sản phẩm trên dòng chảy (liên tục, trạng thái động hoặc lấy mẫu hệ thống định kỳ);
(7) Lấy mẫu theo một phần của các sơ đồ phức tạp khác như:
- Lấy mẫu theo hạn định trong trường hợp lô hàng không đồng nhất, thì lấy các phần tử mỗi nhóm cấu thành lô hàng;
- Lấy mẫu liên tiếp, bao gồm kiểm tra, thử nghiệm hoặc cả hai.
Các lý do bao gồm việc chỉ rõ phương pháp lấy mẫu dựa trên một phần hay toàn bộ các nguyên tắc thống kê hoặc theo sơ đồ đã thiết lập về bản chất là tùy ý dựa theo kinh nghiệm hoặc chủ ý cá nhân (mẫu hỗn hợp, lấy mẫu phức tạp, lấy mẫu nhiều giai đoạn v.v...).
Khi thích hợp việc lấy mẫu cần dựa trên nguyên tắc thống kê và nếu như vậy phải nêu rõ sai số lấy mẫu dự kiến hoặc sai số đã đánh giá. Để có thể đánh giá các nguy cơ lấy mẫu trong trường hợp các sản phẩm có sự phân bố biến động chưa biết, thì cần đặt ra giả định phân bố chuẩn.
Có thể ký hợp đồng lấy mẫu sản phẩm nông sản thực phẩm với các tổ chức chuyên nghiệp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có thể ký hợp đồng lấy mẫu sản phẩm nông sản thực phẩm với các tổ chức chuyên nghiệp trong trường hợp nào?
Tại tiết 4.7.1 tiểu mục 4.7 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10989:2015 về Sản phẩm nông sản thực phẩm - Thiết kế tiêu chuẩn lấy mẫu từ lô hàng có nêu như sau:
Nguyên tắc thiết kế các hạng mục và các điều riêng lẻ
...
4.7. Bố trí thực hiện
...
4.7.1. Người lấy mẫu
Trong điều này nêu rõ số lượng và yêu cầu về người lấy mẫu, gồm các yêu cầu về chuyên gia, nhân viên giám sát. Khi thích hợp, chỉ rõ việc đào tạo và năng lực. Khi lấy mẫu cho các mục đích trọng tải, phải chú ý về yêu cầu đối với cán bộ lấy mẫu chính thức được chỉ định.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, có thể ký hợp đồng với các tổ chức lấy mẫu chuyên nghiệp cho các mục đích lấy mẫu trọng tài hoặc thương mại.
...
Như vậy, có thể ký hợp đồng với các tổ chức lấy mẫu chuyên nghiệp đối với lô hàng sản phẩm nông sản thực phẩm cho các mục đích lấy mẫu trọng tài hoặc thương mại.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nông sản thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?