Con dấu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam mang tên Chi nhánh hay thương nhân?
- Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của Chi nhánh đúng không?
- Con dấu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam mang tên Chi nhánh hay thương nhân?
- Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của Chi nhánh đúng không?
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 như sau:
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Theo quy định này thì Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cũng theo quy định này, thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
Con dấu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam mang tên Chi nhánh hay thương nhân? (hình từ internet)
Con dấu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam mang tên Chi nhánh hay thương nhân?
Quyền của Chi nhánh được quy định tại Điều 19 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền của Chi nhánh
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Như vậy, con dấu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm các điều kiện sau:
(1) Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
(2) Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
(3) Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
(4) Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
(5) Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 20 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ của Chi nhánh
1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương nhân nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?