Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới không? Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới là bao lâu?

Tôi muốn hỏi làm công an thì có được xử phạt những hành vi phân biệt đối xử về giới tính không? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? - Câu hỏi từ chị Ngân (Cần Thơ)

Nội dung vi phạm hành chính về bình đẳng giới bao gồm những lĩnh vực nào?

Căn cứ theo nội dung được xác định tại Nghị định 125/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2021, hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực:

- Chính trị;

- Kinh tế;

- Lao động;

- Giáo dục, đào tạo;

- Khoa học, công nghệ;

- Văn hóa, thể dục, thể thao;

- Y tế;

- Gia đình.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CPkhoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong những lĩnh vực nêu trên sẽ bị phạt cảnh cáo đối hoặc xử phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, cũng tại nội dung quy định này, nếu chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt tối đa sẽ nâng lên là 60 triệu đồng.

Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới không? Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới không? Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới là bao lâu? (Hình từ Internet)

Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?

Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 14 Nghị định 125/2021/NĐ-CP thì Công an nhân dân thuộc đối tượng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cụ thể thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2021/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này

Như vậy, Công an nhân dân có quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, tịch thu tang vật, phương tiện,...đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới tùy vào mức độ vi phạm.

Lưu ý rằng, thẩm quyền phạt tiền theo quy định nêu trên là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là bao lâu?

Căn cứ vào nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm là 01 năm.

Theo đó, trong khoản thời gian này, người có thẩm quyền sẽ có thể áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CPkhoản 3 Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CP cũng đề cập về cách xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện về bình đẳng giới và đã kết thúc như sau:

Thời hiệu xử phạt
...
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Đặng Phan Thị Hương Trà

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Pháp luật
Người dân xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sớm được hoàn thành theo thông báo 425/TB-VPCP?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào