Công chức cấp xã có được xét danh hiệu chiến sỹ thi đua không? Điều kiện để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua là gì?

Xin chào, hiện tôi đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, không biết Công chức cấp xã có được xét danh hiệu chiến sỹ thi đua không? Điều kiện để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua là gì? Tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!

Nguyên tắc khen thưởng quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khen thưởng như sau:

- Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.

- Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua

Công chức cấp xã có được xét danh hiệu chiến sỹ thi đua không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.”

Theo đó thì Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan nhà nước nên có thể áp dụng Nghị định này về vấn đề thi đua, khen thưởng. Do đó, nếu công chức cấp xã đáp ứng các điều kiện theo quy định thì vẫn có thể được trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua.

Điều kiện để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua là gì?

Theo Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về danh hiệu chiến sĩ thi đua như sau:

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Sáng kiến (là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật) hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (đối với Lực lượng vũ trang) phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Việc công nhận mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phạm vi ảnh hưởng do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.

- Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

+ Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

Thẩm quyền quyết định tăng danh hiệu Chiến sĩ thi đua thuộc về ai?

Theo Điều 43 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” như sau:

- Thủ trưởng cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”.

- Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” thực hiện như sau:

+ Đối với cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, người lao động thuộc quản lý của cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

+ Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên trực tiếp xét tặng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến sĩ thi đua

Châu Mỹ Ngọc

Chiến sĩ thi đua
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chiến sĩ thi đua có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến sĩ thi đua
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân tặng cho cá nhân nào? Ai quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua?
Pháp luật
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
Pháp luật
Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như thế nào? Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu nào?
Pháp luật
Mức tiền thưởng cho cán bộ được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Ngoại giao hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì? Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Pháp luật
Cờ thi đua của Chính phủ và Chiến sĩ thi đua toàn quốc đều là các danh hiệu thi đua cấp Nhà nước đúng không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 thế nào?
Pháp luật
Huy hiệu chiến sĩ thi đua tòa án nhân dân có kết cấu được chia thành bao nhiêu phần? Cuốn huy hiệu chiến sĩ thi đua tòa án nhân dân có chất liệu bằng gì?
Pháp luật
Bằng chứng nhận Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân có kích thước bằng bao nhiêu? Bằng chứng nhận này có hình nền màu gì?
Pháp luật
Tiền thưởng danh hiệu thi đua đối với chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hiện nay là bao nhiêu? Khi tính tiền thưởng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào