Công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường cần có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường bao lâu?
Công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường cần có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường bao lâu?
Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường được quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BCT như sau:
Kiểm soát viên chính thị trường
...
5. Yêu cầu đối với công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường
a) Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kê thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên thị trường thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được ban hành hoặc chủ trì, tham gia xây dựng đề án kiểm tra, xử lý vi phạm đối với ngành hàng, nhóm hàng, lĩnh vực hoặc đề án kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu. Cụ thể:
...
Như vậy, theo quy định, công chức muốn dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường thì càn có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên thị trường thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường tối thiểu là 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính thị trường cần có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường bao lâu? (Hình từ Internet)
Mức lương cao nhất của Kiểm soát viên chính thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương cao nhất của Kiểm soát viên chính thị trường được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BCT như sau:
Xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường
1. Các ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...
Theo quy định thì Kiểm soát viên chính thị trường được áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Hiện nay mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cao nhất của Kiểm soát viên chính thị trường sẽ là 12.204.000 đồng/tháng.
Kiểm soát viên chính thị trường có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định thì Kiểm soát viên chính thị trường có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
(1) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường;
(2) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chiến lược, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
(3) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực;
(4) Tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thị trường trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện được phân công;
Xây dựng phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện được phân công;
(5) Tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
(6) Chủ trì hoặc tham gia việc biên soạn, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường;
(7) Tham gia tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường;
(8) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?