Công chức kiểm lâm khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng dẫn đến bị thương tật thì có được công nhận là thương binh không?

Tôi là kiểm lâm hiện đang công tác theo hợp đồng lao động. Ngày 26/01/2022 trong khi đi làm nhiệm vụ (có quyết định tuần tra truy quét) tôi có bị lâm tặc dùng súng bắn gãy nát xương tay phải giám định thương tích là 25%. Trường hợp của tôi được công nhận là thương binh không?

Công chức kiểm lâm khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng dẫn đến bị thương tật thì có được công nhận là thương binh không?

Công chức kiểm lâm khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng dẫn đến bị thương tật thì có được công nhận là thương binh không?

Công chức kiểm lâm khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng dẫn đến bị thương tật thì có được công nhận là thương binh không? (Hình từ Internet)

Căn cứ Mục I Thông tư liên tịch 147/2002/TTLT-BNNPTNN-BLĐTBXH quy định về đối tượng và điều kiện xác nhận thương binh như sau:

"I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN XEM XÉT
1. Đối tượng:
Công chức, viên chức, lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong lực lượng Kiểm lâm bị thương hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, tài sản về rừng.
2. Điều kiện:
Công chức, viên chức, lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong lực lượng Kiểm lâm khi làm nhiệm vụ bị thương (có vết thương thực thể) được xem xét xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh hoặc hy sinh được xem xét xác nhận liệt sĩ thuộc một trong các trường hợp sau:
a- Đấu tranh chống các tội phạm về rừng;
b- Dũng cảm làm những công việc cấp bách để bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, tài sản về rừng;
c- Những người trong quá trình làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, tài sản về rừng ở địa bàn có phụ cấp lương đặc biệt mức 100% và ở nơi được coi là đặc biệt khó khăn gian khổ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 08 tháng 7 năm 1998 của Liên Bộ: Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính, mà bị ốm đau, tai nạn dẫn đến bị chết, hoặc bị tai nạn dẫn đến bị thương (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, quy định của đơn vị)."

Theo đó, công chức kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ đã chống trả lâm tặc dẫn đến bị thương đã đáp ứng được điều kiện để được xem xét xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh.

Như vậy, công chức kiểm lâm sẽ không được xem là thương binh mà chỉ là người được hưởng chính sách như thương binh mà thôi.

Ai có thẩm quyền chấp giấy chứng nhận đối với công chức kiểm lâm bị thương trong khi chấp hành nhiệm vụ?

Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 147/2002/TTLT-BNNPTNN-BLĐTBXH quy định về người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương cho kiểm lâm như sau:

"II. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM LẬP THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương:
a- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ nếu được uỷ quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương thuộc lực lượng Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
b- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Trưởng Ban Tổ chức chính quyền nếu được uỷ quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương thuộc lực lượng Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý."

Theo quy định trên thì sẽ tùy vào lực lượng Kiểm lâm mà công chức kiểm lâm bị thương đang công tác thì người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sẽ khác nhau, cụ thể:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương thuộc lực lượng Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Trưởng Ban Tổ chức chính quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương thuộc lực lượng Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý.

Hồ sơ để công nhận quyền lợi đối với công chức kiểm lâm được hưởng chính sách như thương binh bao gồm những giấy tờ nào?

Căn cứ khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 147/2002/TTLT-BNNPTNN-BLĐTBXH quy định về hồ sơ thương binh như sau:

"II. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM LẬP THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
...
3. Hồ sơ thương binh:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương lập và hoàn chỉnh hồ sơ, gồm:
a- Giấy xác nhận đối với trường hợp bị thương:
- Biên bản xảy ra sự việc đối với người bị thương trong trường hợp qui định tại tiết a và b điểm 2 mục I nêu trên (do cơ quan quản lý người bị thương hoặc chính quyền địa phương nơi xẩy ra sự việc lập). Trường hợp bị thương do đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về rừng thì ngoài biên bản xảy ra sự việc còn kèm theo bản án hoặc kết luật của cơ quan điều tra;
- Giấy xác nhận hưởng phụ cấp lương đặc biệt mức 100% nếu bị thương trong trường hợp quy định tại tiết c mục 1 nêu trên hoặc giấy xác nhận địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn gian khổ (do cơ quan cấp giấy chứng nhận bị thương xác nhận) theo quy định tại Thông tư số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 08 tháng 7 năm 1998 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính;
b- Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương;
c- Giấy chứng nhận bị thương (Lập 4 bản theo mẫu số 6-TB1 Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an bản kèm theo) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ký;
d- Biên bản giám định thương tật do Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền cấp.
...

Theo đó, hồ sơ sẽ bao gồm: giấy xác nhận đối với trường hợp bị thương; giấy ra viện sau khi điều trị vết thương; giấy chứng nhận bị thương; biên bản giám định thương tật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm lâm

Trần Thành Nhân

Kiểm lâm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm lâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm lâm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ có quyền xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở khu bảo tồn loài sinh cảnh có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ trực thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng phòng hộ được trang bị vũ khí không?
Pháp luật
Để thành lập Kiểm lâm rừng phòng hộ thì phải đáp ứng các tiêu chí nào? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng là tổ chức thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng đặc dụng có được quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng không?
Pháp luật
Chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không? Công chức kiểm lâm có được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không?
Pháp luật
Cờ truyền thống Kiểm lâm được quy định thế nào? Cờ truyền thống Kiểm lâm được dùng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm có những thành viên nào? Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện để bảo vệ rừng không?
Pháp luật
Muốn thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng cần đáp ứng các tiêu chí nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào