Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh thì phải đáp ứng yêu cầu về thành tích trong công tác như thế nào?
- Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh thì phải đáp ứng yêu cầu về thành tích trong công tác như thế nào?
- Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có quyền tham gia những cuộc họp nào?
- Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh phải thực hiện những công việc nào?
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh thì phải đáp ứng yêu cầu về thành tích trong công tác như thế nào?
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh thì phải đáp ứng yêu cầu về thành tích trong công tác được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh về quản lý cạnh tranh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Ngoài ra, công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh còn phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ:
(1) Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính, ngoại giao, tin học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương.
- Cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế làm việc của cơ quan.
Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh (Hình từ Internet)
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có quyền tham gia những cuộc họp nào?
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có quyền tham gia những cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng được quy định tại Mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT.
Ngoài ra, trong quá trình công tác thì chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có các quyền hạn khác như:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh phải thực hiện những công việc nào?
Công chức là chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh phải thực hiện những công việc được quy định tại Mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT, như sau:
(1) Tham mưu xây dựng văn bản
Chủ trì xây dựng các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật1 của Quốc hội, Chính phủ và của Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh.
(2) Hướng dẫn
- Chủ trì xây dựng hướng dẫn triển khai các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh.
- Tham gia hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về quản lý cạnh tranh.
(3) Kiểm tra
Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh, đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh.
(4) Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan
Tổ chức thẩm định các đề án, dự án, chương trình mục tiêu, công trình cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực quản lý cạnh tranh theo phân công.
(5) Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước, Bộ, ngành, tỉnh
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công trình, xây dựng các đề án cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ (ban, ngành), cấp nhà nước về cạnh tranh.
(6) Phối hợp thực hiện
Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh.
(7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.
- Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong đơn vị.
(8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Xem thêm Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh. Tải về
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?