Công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có buộc phải giải quyết thôi việc không?
- Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện như thế nào?
- Điều kiện hưởng và mức trợ cấp thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam gồm giấy tờ gì?
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2010/TT-BQP thì thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 4. Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế."
Công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có buộc phải giải quyết thôi việc không? (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng và mức trợ cấp thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định về điều kiện hưởng cũng như mức trợ cấp thôi việc như sau:
"Điều 2. Chế độ trợ cấp thôi việc
1. Điều kiện hưởng trợ cấp
Công chức thôi việc do cá nhân có nguyện vọng, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý: 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
2. Mức trợ cấp
Công chức có đủ điều kiện nêu trên, khi thôi việc ngoài chế độ trợ cấp một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được trợ cấp thêm một khoản như sau:
Cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng một tháng lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp một lần khi thôi việc được tính hưởng theo công thức sau:
Tổng số tiền được hưởng trợ cấp = Tổng thời gian đóng BHXH x 1/2 tháng x Tháng lương hiện hưởng"
Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam gồm giấy tờ gì?
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Về hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2010/TT-BQP, cụ thể như sau:
Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với mỗi trường hợp gồm:
- Đơn xin thôi việc: 1 bản (đối với đối tượng có nguyện vọng xin thôi việc)
- Quyết định thôi việc của cấp có thẩm quyền: 5 bản (do cơ quan quản lý nhân sự ban hành và xác lập, trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; cá nhân 2 bản, cơ quan Tài chính 1 bản, cơ quan bảo hiểm xã hội 1 bản, cơ quan quản lý nhân sự 1 bản)
- Quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc: 4 bản (Phụ lục kèm theo Thông tư này; cá nhân 1 bản, cơ quan Tài chính 1 bản, cơ quan Chính sách 1 bản, cơ quan quản lý nhân sự 1 bản)
Cơ quan quản lý nhân sự (Cán bộ, Quân lực) thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức chịu trách nhiệm lập Quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc; cơ quan Chính sách đồng cấp chủ trì thẩm định, trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và tổng hợp báo cáo cơ quan Chính sách cấp trên.
- Thẩm quyền ra quyết định, phân cấp quản lý cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và của Bộ Quốc phòng.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết thôi việc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?