Công chức lãnh đạo, quản lý có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi được điều động, biệt phái đến vị trí có phụ cấp thấp hơn không?
Công chức lãnh đạo, quản lý có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi được điều động, biệt phái đến vị trí có phụ cấp chức vụ mới thấp hơn không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP nêu trên thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ.
Theo đó, thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý là 06 tháng.
Công chức lãnh đạo, quản lý có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi được điều động, biệt phái đến vị trí có phụ cấp thấp hơn không?
Công chức được điều động, biệt phái trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức được điều động trong các trường hợp sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Về biệt phái công chức, việc biệt phái được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Biệt phái công chức
1. Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Như vậy, hiện nay, công chức được điều động, biệt phái nếu thuộc một trong các trường hợp được trích dẫn nêu trên.
Trình tự, thủ tục điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ra sao?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương
...
3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Trường hợp nhân sự do cơ quan, tổ chức đề xuất thì tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:
Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
b) Trường hợp nhân sự do cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm tiến hành một số công việc sau:
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự.
Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Theo đó, trình tự, thủ tục điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định vê điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức nêu trên.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức mới nhất hiện nay Tải
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lưu phụ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?