Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với bản thân, với đồng nghiệp thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
- Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với bản thân thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
- Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với đồng nghiệp thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
- Ai là người có trách nhiệm giám sát công chức tài nguyên và môi trường thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
- Mục đích của việc thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường là gì?
Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với bản thân thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
Tại khoản III Điều 1 Quyết định 117-QĐ/BCSĐTNMT năm 2014 có quy định về nội dung của Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường thì công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với bản thân như sau:
- Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm; thường xuyên tự rèn luyện để có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, khiêm tốn, biết yêu thương những người xung quanh, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Gương mẫu chấp hành nội quy, quy định, kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đoàn thể, nơi cư trú; thực hiện nghiêm các quy định về những điều công chức, viên chức không được làm theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
- Gương mẫu trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, sống thân thiện với môi trường; giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với bản thân, với đồng nghiệp thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với đồng nghiệp thế nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
Tại khoản III Điều 1 Quyết định 117-QĐ/BCSĐTNMT năm 2014 thì công chức tài nguyên và môi trường có trách nhiệm với đồng nghiệp như sau:
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chân thành, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc và cuộc sống; tôn trọng tập thể, mình vì mọi người; chống chia rẽ, bè phái, đố kỵ, chủ nghĩa cá nhân và cục bộ địa phương.
- Thẳng thắn tự phê bình và phê bình, góp ý với thái độ tích cực, cầu tiến để cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa chữa, thực hiện công việc với chất lượng tốt hơn.
- Phục tùng, chấp hành quyết định của cấp trên và của tổ chức.
- Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý không được lạm dụng chức vụ để trục lợi; nắm bắt kịp thời tâm lý, phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của công chức, viên chức; thực hành dân chủ, tạo điều kiện học tập, tôn trọng và xây dựng niềm tin cho công chức, viên chức; bảo vệ danh dự của công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
Ai là người có trách nhiệm giám sát công chức tài nguyên và môi trường thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 117-QĐ/BCSĐTNMT năm 2014 quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này đến toàn thể công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị.
2. Niêm yết công khai Chuẩn mực đạo đức theo Quy định này tại trụ sở làm việc và trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của công chức, viên chức.
4. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức theo phân cấp quản lý.
5. Khen thưởng kịp thời tập thể và cá nhân thực hiện tốt Quy định này.
6. Báo cáo kết quả thực hiện Quy định này với Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) vào tháng Một (01) hàng năm.
Theo đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ có trách nhiệm kiểm tra , giám sát việc thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức tài nguyên và môi trường.
Mục đích của việc thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường là gì?
Tại khoản I Điều 1 Quyết định 117-QĐ/BCSĐTNMT năm 2014 thì việc thực hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường nhằm các mục đích sau:
(1) Nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) theo hướng chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại.
(2) Làm cơ sở để nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
(3) Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường với nhau và với nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?