Công chức, viên chức được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình từng có trách nhiệm quản lý hay không?
- Công chức, viên chức được quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã hay không?
- Công chức, viên chức không được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong thời hạn bao lâu?
- Công chức, viên chức từng giữ chức vụ quản lý thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã sau thời hạn bao lâu?
Công chức, viên chức được quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:
"2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó."
Theo đó, công chức, viên chức được xem là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn nói chung và với cán bộ, công chức nói riêng được quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
"Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan."
Như vậy, công chức, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã; đồng thời không được giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Công chức, viên chức được quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã hay không?
Công chức, viên chức không được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn công chức, viên chức không được giữ chức vụ quản lý hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 23. Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ
1. Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định như sau:
a) Từ 12 tháng đến 24 tháng đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;
b) Từ 06 tháng đến 12 tháng đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
c) Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ;
d) Đối với nhóm 4 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định này là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong từng lĩnh vực thuộc các nhóm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này."
Công chức, viên chức từng giữ chức vụ quản lý thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã sau thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"Điều 22. Các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ
...
2. Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Bộ Y tế;
đ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Ủy ban Dân tộc.
..."
Theo đó, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc nhóm 2. Xét quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, công chức, viên chức không được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi thôi chức vụ từ 06 tháng đến 12 tháng. Hết thời hạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét để cho công chức, viên chức nói trên được giữ chức vụ điều hành hợp tác xã theo nhu cầu ban đầu.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?