Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng không?

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng không? Nếu có thì các mức hưởng, chế độ hưởng được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Hồng Anh (Cần Thơ).

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng không?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg có quy định:

Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bao gồm:
Căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;
b) Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
2. Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồm người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó đối với các công chức, viên chức đã được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp khi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thì còn được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn khi trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn.

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng không?

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề thì có được hưởng thêm các chế độ bồi dưỡng không? (Hình từ Internet)

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg quy định về mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp với các công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn như sau:

(1) Đối với người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi: Mức phụ cấp là 20%.

(2) Đối với người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng: Mức phụ cấp là 15%

* Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính như sau:

tính phụ cấp

Công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn được hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn thế nào?

Tại Điều 4 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn của công chức, viên chức nghệ thuật biểu diễn như sau:

Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn
1. Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm các mức sau đây:
a) Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối; diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc; người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;
b) Mức 60.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, rối; diễn viên hát chính thứ, diễn viên hát lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; diễn viên múa chính thứ, nhạc công chịu trách nhiệm lĩnh tấu trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thông, diễn viên chịu trách nhiệm lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng;
c) Mức 50.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, múa rối; diễn viên múa; hợp xướng viên; nhạc công dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;
d) Mức 35.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ.
2. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm các mức sau đây:
a) Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu;
b) Mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ nhạc công chính thứ, kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng;
c) Mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ nhạc công, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
d) Mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng.
3. Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao nhất.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghệ thuật biểu diễn

Ngô Diễm Quỳnh

Nghệ thuật biểu diễn
Phụ cấp ưu đãi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghệ thuật biểu diễn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghệ thuật biểu diễn Phụ cấp ưu đãi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức y tế đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế, phụ cấp khu vực hay không?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên khi nhà giáo không còn trực tiếp giảng dạy không?
Pháp luật
Có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi làm công tác y tế theo hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp không phải là viên chức không?
Pháp luật
Kiểm soát viên chính đê điều có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian nghỉ thai sản không?
Pháp luật
Viên chức làm nghề khảo sát tại Liên đoàn khảo sát Khí tượng Thủy văn được hưởng phụ cấp ưu đãi bao nhiêu?
Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề của giáo viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu? Tính phụ cấp ưu đãi này như thế nào?
Pháp luật
Thống kê viên trung cấp có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu?
Pháp luật
Từ ngày 1/7/2024 có còn áp dụng phụ cấp ưu đãi cho người trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học công lập không?
Pháp luật
Có những loại hình nghệ thuật biểu diễn nào? Tổ chức biểu diễn loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử thì bị xử phạt thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào