Công chức Viện kiểm sát nhân dân được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần đáp ứng điều kiện gì?
Có những mức xếp loại công chức Viện kiểm sát nào theo quy định?
Căn cứ Điều 7 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Các mức xếp loại
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Hoàn thành nhiệm vụ.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, có 04 mức xếp loại xếp loại công chức Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể gồm:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Công chức Viện kiểm sát nhân dân được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần đáp ứng điều kiện gì? (hình từ internet)
Công chức Viện kiểm sát nhân dân được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 8 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 5 của Quy chế này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
c) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất (nếu có).
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Quy chế này;
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao;
c) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất (nếu có);
d) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoặc lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
đ) 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp hoặc phụ trách được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Theo đó, công chức Viện kiểm sát nhân dân được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
- Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021;
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
- Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất (nếu có).
Thẩm quyền xếp loại chất lượng công chức Viện kiểm sát được quy định ra sao?
Tại Điều 18 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định thẩm quyền xếp loại chất lượng công chức Viện kiểm sát được phân định như sau:
(1) Đơn vị cơ sở sử dụng công chức, viên chức và người lao động có thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức và người lao động theo Quy chế này và thẩm quyền nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
- Trưởng phòng và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đánh giá công chức, viên chức từ Phó Trưởng phòng và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trở xuống;
- Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương đánh giá Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương, Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ và tương đương;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đánh giá Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đánh giá Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương;
- Vụ trưởng và tương đương đánh giá Phó Vụ trưởng và tương đương, Trưởng phòng và tương đương; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá Trưởng phòng và tương đương;
- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị đánh giá Vụ trưởng và tương đương, Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
(2) Đơn vị có công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái đến có trách nhiệm xem xét, đánh giá, kết luận xếp loại trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị mới. Trường hợp công chức, viên chức có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, đơn vị cũ.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xếp loại công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?