Công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin đúng không? Có phải mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận?
Công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin đúng không?
Căn cứ Điều 4 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin như sau:
Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.
3. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin bao gồm:
(1) Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.
(2) Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.
(3) Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
Như vậy, công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.
Công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin đúng không? Mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận? (Hình từ Internet)
Có phải mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận thông tin hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc thông tin công dân được tiếp cận, cụ thể như sau:
Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Theo quy định nêu trên, công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Như vậy, không phải mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận.
Công dân không được quyền tiếp cận thông tin nào?
Theo đó, tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định thông tin công dân không được tiếp cận như sau:
(1) Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin 2016.
(2) Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác;
Thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc cung cấp và sử dụng thông tin theo quy định?
Căn cứ Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc cung cấp và sử dụng thông tin bao gồm:
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp cận thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?