Công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam khi có đủ yếu tố nào?
- Công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam khi có đủ yếu tố nào?
- Công nghệ mới thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp nào?
- Công nghệ mới thuộc đối tượng cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp nào?
- Cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài vào Việt Nam có phải hành vi cấm?
Công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam khi có đủ yếu tố nào?
Công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam khi có đủ yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nội dung như sau:
Công nghệ khuyến khích chuyển giao
...
2. Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
b) Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
c) Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
d) Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
đ) Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
e) Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
g) Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
h) Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
i) Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
k) Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
Như vậy, công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam cần có đủ yếu tố sau:
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
+ Đáp ứng một trong các yêu cầu tại quy định trên, cụ thể như là tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có; tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;...
Công nghệ mới thuộc đối tượng được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam khi có đủ yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Công nghệ mới thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp nào?
Công nghệ mới thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nội dung như sau:
Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
Theo đó, công nghệ mới thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp việc chuyển giao không đem lại lợi ích hoặc có đem lại lợi ích nhưng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, lợi ích chung của xã hội và quốc gia.
Công nghệ mới thuộc đối tượng cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp nào?
Công nghệ mới thuộc đối tượng cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nội dung như sau:
Công nghệ cấm chuyển giao
1. Cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ sau đây:
a) Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;
b) Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
c) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
đ) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo đó, công nghệ mới thuộc đối tượng cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp công nghệ mới gây ảnh hưởng xấu hoặc gây thiệt hại đến lợi ích chung của quốc gia và toàn xã hội.
Cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài vào Việt Nam có phải hành vi cấm?
Cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài vào Việt Nam có phải hành vi cấm hay không cần căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nội dung như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
2. Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
3. Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
4. Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
5. Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
7. Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Theo quy định trên thì hành vi cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ là hành vi bị nghiêm cấm.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?