Công nghệ sạch là gì? Công nghệ sạch nào được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam?
Công nghệ sạch là gì?
Công nghệ sạch được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì công nghệ sạch là công nghệ phát thải ở mức thấp chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện có.
Công nghệ sạch là gì? Công nghệ sạch nào được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam? (Hình từ Internet)
Công nghệ sạch nào được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam?
Công nghệ sạch nào được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Công nghệ khuyến khích chuyển giao
1. Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.
2. Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
b) Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
c) Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
d) Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
đ) Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
e) Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
g) Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
h) Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
i) Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
k) Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
3. Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này hiện có ở Việt Nam trừ công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, khoản 2 Điều 10 của Luật này; công nghệ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm, bán sản phẩm, vật tư sản xuất trong nước được khuyến khích chuyển giao ra nước ngoài.
4. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Như vậy, theo quy định trên thì công nghệ sạch phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam thì được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ sạch phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
- Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
- Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS có được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam không?
Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS có được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam không, thì theo quy định tại tiểu mục 8 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Công nghệ điều chế chất ma túy.
2. Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.
3. Công nghệ in, sắp chữ bằng bản chì.
4. Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch.
5. Công nghệ điện phân dùng điện cực thủy ngân.
6. Công nghệ sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng quy mô nhỏ.
7. Công nghệ sản xuất sơn chống hà sử dụng thủy ngân.
8. Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS.
…
Theo quy định trên thì công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS thuộc danh mục cấm chuyển giao.
Như vậy, thì Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS không được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?