Công tác Dân quân tự vệ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ có bao gồm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ không?
- Công tác Dân quân tự vệ là gì?
- Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ có bao gồm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ không?
- Cá nhân không thuộc thành phần Dân quân tự vệ phải có bao nhiêu năm trực tiếp làm công tác Dân quân tự vệ thì mới được xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”?
Công tác Dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Công tác Dân quân tự vệ là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ.
Như vậy, công tác Dân quân tự vệ được hiểu là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ.
Công tác Dân quân tự vệ (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ có bao gồm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ
1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ bao gồm:
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
- Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Giả danh Dân quân tự vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
- Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Như vậy, phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định.
Cá nhân không thuộc thành phần Dân quân tự vệ phải có bao nhiêu năm trực tiếp làm công tác Dân quân tự vệ thì mới được xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 57/2020/TT-BQP quy định về kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” như sau:
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” xét tặng cho cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân tự vệ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; cá nhân có nhiều công lao, đóng góp đối với Dân quân tự vệ Việt Nam, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ có thời gian công tác liên tục trong lực lượng Dân quân tự vệ từ đủ 10 năm trở lên; không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
b) Đối với cá nhân không thuộc thành phần Dân quân tự vệ, phải có từ đủ 15 năm trở lên trực tiếp làm công tác Dân quân tự vệ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
c) Chiến sĩ Dân quân tự vệ có thời gian công tác liên tục trong lực lượng Dân quân tự vệ từ đủ 06 năm trở lên; không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân tự vệ được Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ khen thưởng về thành tích thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;
đ) Người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều công lao, đóng góp đối với Dân quân tự vệ Việt Nam, được cấp có thẩm quyền công nhận.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” chỉ tặng một lần cho mỗi cá nhân.
Như vậy, cá nhân không thuộc thành phần Dân quân tự vệ, phải có từ đủ 15 năm trở lên trực tiếp làm công tác Dân quân tự vệ, được cấp có thẩm quyền công nhận thì mới được xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng".
Và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” chỉ tặng một lần cho mỗi cá nhân.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân tự vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?