Công tác khai đào công trình trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Tài liệu công trình khai đào trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định thế nào?
Công tác khai đào công trình trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cần đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Công trình khai đào gồm: công trình dọn sạch vết lộ, hố, hào, giếng và lò trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
Theo Điều 11 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định tài liệu công trình khai đào bao gồm:
(1) Sổ mô tả công trình:
Sổ mô tả công trình có kích thước tương đương khổ A4, gồm bản vẽ và bản mô tả, được đóng thành tập theo tuyến hoặc khu vực thi công. Trường hợp bản vẽ hoặc bản mô tả có kích thước lớn hơn khổ A4 được gấp lại theo khổ A4.
- Bản vẽ công trình được thể hiện ở tỷ lệ 1:50-1:200 tùy thuộc vào mức độ phức tạp và kích thước của đối tượng địa chất, nhằm thể hiện đúng đặc điểm, kích thước đối tượng theo tỷ lệ;
- Các thông tin thể hiện trên bản vẽ gồm: tên bản vẽ, bao gồm ký hiệu viết tắt loại công trình (VL - dọn vết lộ; H - hào; h - hố; G - giếng; L - lò; số thứ tự công trình, tên tuyến và chữ viết tắt khu vực thi công; điểm đo tọa độ, tọa độ (X,Y,Z); tỷ lệ bản vẽ, thước tỷ lệ; phương vị bản vẽ; ngày thi công, ngày kết thúc, khối lượng; thiết đồ công trình; sơ đồ mặt bằng tỷ lệ 1:1.000; bảng thể hiện số hiệu, kết quả phân tích mẫu;
- Quy cách thiết đồ công trình
+ Dọn vết lộ được vẽ ở dạng bình đồ hoặc mặt cắt theo vách;
+ Hố được vẽ tối thiểu 01 vách và đáy;
+ Hào được vẽ tối thiểu 01 vách và đáy. Trường hợp thân khoáng sản hoặc đối tượng địa chất phức tạp có thể vẽ 2 vách và đáy. Khi các công trình phân bố theo tuyến thì vẽ các vách hào cùng một phía;
+ Giếng được vẽ 4 vách và đáy. Các giếng gặp quặng có cấu trúc phức tạp phải vẽ đáy trung gian theo khoảng cách 2 - 3m;
+ Lò được vẽ 2 vách, nóc lò và gương lò. Gương lò vẽ theo khoảng cách 2-5m tùy thuộc vào sự phức tạp của cấu trúc địa chất, thân quặng. Trường hợp có nhiều tầng lò từ một cửa lò thì phải vẽ riêng các tầng lò khác khau, thể hiện rõ vị trí tương đối giữa các tầng lò;
- Nội dung thiết đồ công trình: phải khoanh vẽ, thể hiện đầy đủ riêng biệt các thế địa chất, quặng hóa có thành phần, màu sắc, cấu tạo, kiến trúc khác nhau, các đới dập vỡ, vò nhàu, khe nứt, ranh giới các thể địa chất, thế nằm; vị trí, số hiệu lấy từng loại mẫu;
- Bản mô tả công trình: mô tả đầy đủ các đối tượng địa chất được khoanh vẽ trên thiết đồ công trình theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này; mức độ phong hóa, nứt nẻ, dập vỡ và xác định cấp đất, đá của từng đối tượng thể hiện trong thiết đồ; ký hiệu và tên các loại mẫu phân tích; chữ ký, họ tên của người theo dõi công trình và người kiểm tra;
- Nội dung, quy cách sổ mô tả công trình khai đào thực hiện theo quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 43/2016/TT-BTNMT.
(2) Ảnh chụp công trình:
Ảnh chụp công trình: ảnh chụp công trình phải thể hiện rõ số hiệu công trình, thước đo, ngày, tháng, năm chụp; vị trí lấy mẫu; phân biệt được đặc điểm cơ bản về đất, đá, thân quặng.
(3) Sổ thống kê công trình:
Sổ thống kê công trình khai đào: thống kê đầy đủ các công trình đã thi công trong từng khu vực hoặc trong toàn đề án. Nội dung thống kê theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 43/2016/TT-BTNMT.
Công tác khai đào công trình trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cần đáp ứng yêu cầu nào?
Theo Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu chung trong khai đào công trình
1. Đối với các đề án địa chất có sử dụng công trình lò phải thực hiện theo đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công trình lò bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Lập thuyết minh thiết kế công trình lò trên cơ sở tổng hợp kết quả khảo sát thực địa, trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung: đặc điểm địa hình - địa mạo, địa chất, địa vật lý, địa chất thủy văn - địa chất công trình; nêu cụ thể các đặc điểm và quy mô các loại hình tác động ảnh hưởng xấu đến công trình;
b) Có bản vẽ thiết kế công trình lò được thiết kế trên cơ sở tổng hợp, phân tích các thông tin quy định tại điểm a khoản này, kết hợp với phân tích dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản, đặc điểm thân khoáng, mạng lưới công trình thăm dò, đảm bảo hiệu quả cao nhất của công trình lò về khoảng cách từ cửa lò đến thân quặng, mức độ an toàn và bảo vệ môi trường. Thiết đồ dự kiến phải thể hiện được các loại đất đá cắt qua, khoảng cách dự kiến gặp đối tượng địa chất, khoáng sản;
c) Có giải pháp bảo đảm an toàn thi công và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Có kế hoạch và tiến độ thi công.
2. Trong quá trình đào hào, giếng, lò mà có sử dụng mìn thì công tác nổ mìn thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Vật liệu chống chèn công trình khai đào: các công trình hào, giếng có chiều sâu lớn hơn 2,0m và công trình lò phải chống chèn để đảm bảo an toàn. Vật liệu sử dụng chống chèn là gỗ, bê tông, bê tông cốt thép, kim loại. Vật liệu dùng để chống chèn phải đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật hiện hành.
4. Máy móc, thiết bị phục vụ công tác thoát nước:
a) Máy bơm nước phải đảm bảo các quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật hiện hành. Tùy thuộc vào lưu lượng nước chảy vào công trình khai đào mà sử dụng loại máy bơm có công suất phù hợp;
b) Mô tơ điện của máy bơm là loại mô tơ chịu được nước;
c) Ống dẫn nước từ máy bơm ra khỏi công trình đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật hiện hành. Nước thải từ công trình có nồng độ axit quá cao, ống dẫn nước sử dụng vật liệu chống ăn mòn axit hoặc được xử lý chống axit phá hoại.
5. Thiết bị thông gió: các công trình khai đào hào, giếng, lò đều phải thông gió đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí sạch, hạn chế nồng độ bụi, khí độc, khí nổ bảo đảm an toàn. Thiết bị thông gió gồm:
a) Quạt gió phải có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất tính toán;
b) Ống gió phải đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật hiện hành. Ống có đường kính từ 108mm đến 700mm, bảo đảm độ kín, không rò không khí và mức tồn hao khí không được vượt quá 5,0% trên 100m đường ống;
c) Lắp quạt thông gió theo các quy định sau:
Trường hợp sử dụng phương pháp đẩy, khoảng cách quạt đến luồng gió thải tối thiểu là 10m;
Trường hợp dùng một quạt không bảo đảm cung cấp lượng khí cho công trình theo tính toán, dùng nhiều quạt mắc nối tiếp hoặc song song và phải có thiết kế bảo đảm yêu cầu kĩ thuật và an toàn. Khi mắc nối tiếp miệng hút của quạt tiếp theo phải đặt tại vị trí mà tại đây áp của quạt thứ nhất vẫn còn khoảng 20%.
6. Chụp ảnh:
a) Các công trình khai đào đều phải chụp ảnh có biến ghi số hiệu công trình; chụp ảnh trước khi thi công và sau khi hoàn thành lấp công trình;
b) Khi chụp ảnh đối tượng địa chất, khoáng sản cần phải đặt thước cạnh đối tượng cần chụp.
c) Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh. Ảnh chụp phải đảm bảo rõ nét, thể hiện được các đối tượng địa chất, khoáng sản cần chụp.
Theo đó, khi thực hiện công tác khai đào công trình trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cần đáp ứng những yêu cầu theo quy định nêu trên.
Công việc cần thực hiện trước khi thực hiện công tác khai đào công trình là gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
Công tác chuẩn bị trước khi thi công
1. Trước khi khai đào công trình phải chuẩn bị mặt bằng. Mặt bằng công trình gồm diện tích khai đào công trình, bãi để vật tư, thiết bị, lán trại của công nhân và bãi đổ thải. Tùy theo yêu cầu sử dụng các thiết bị để khai đào, loại công trình mà bố trí diện tích mặt bằng cho hợp lý, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đối với công trình hào: mép hào, đốc hào phải dọn sạch bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,0m tính từ mép hào, đốc hào ra phía ngoài. Xung quanh hào phải có rãnh thoát nước mặt;
b) Đối với công trình giếng: dọn sạch mặt bằng với diện tích tối thiểu là 30m2 đối với công trình giếng sâu, 24,0m2 đối với công trình giếng nông. Độ cao mặt giếng phải cao hơn mực nước mặt cao nhất theo dự kiến trong quá trình thi công từ 0,5m trở lên;
c) Đối với công trình lò: phải chuẩn bị mặt bằng, đường vận chuyển đất đá bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người và thiết bị khi làm việc.
...
Theo đó, căn cứ trên quy định trước khi khai đào công trình phải chuẩn bị mặt bằng. Mặt bằng công trình gồm diện tích khai đào công trình, bãi để vật tư, thiết bị, lán trại của công nhân và bãi đổ thải.
Tùy theo yêu cầu sử dụng các thiết bị để khai đào, loại công trình mà bố trí diện tích mặt bằng cho hợp lý, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đối với công trình hào: mép hào, đốc hào phải dọn sạch bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,0m tính từ mép hào, đốc hào ra phía ngoài. Xung quanh hào phải có rãnh thoát nước mặt;
- Đối với công trình giếng: dọn sạch mặt bằng với diện tích tối thiểu là 30m2 đối với công trình giếng sâu, 24,0m2 đối với công trình giếng nông. Độ cao mặt giếng phải cao hơn mực nước mặt cao nhất theo dự kiến trong quá trình thi công từ 0,5m trở lên;
- Đối với công trình lò: phải chuẩn bị mặt bằng, đường vận chuyển đất đá bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người và thiết bị khi làm việc.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?