Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4.1 Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
4.1. Công tác khoan thăm dò ĐCCT cho một công trình bao gồm các bước chính sau đây
- Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan và lập kế hoạch triển khai công tác khoan;
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan;
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
- Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy;
- Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan.
- Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
- Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới;
- Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
- Tổ chức nghiệm thu công tác thăm dò ngoài hiện trường;
CHÚ THÍCH: Các bước công tác trên tiến hành xen kẽ một cách hợp lý để hoàn thành công tác khoan thăm dò một cách nhanh nhất.
...
Theo đó, công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình bao gồm 09 bước chính sau đây:
- Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan và lập kế hoạch triển khai công tác khoan;
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan;
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
- Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy;
- Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan.
- Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
- Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới;
- Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
- Tổ chức nghiệm thu công tác thăm dò ngoài hiện trường;
Lưu ý: Các bước công tác trên tiến hành xen kẽ một cách hợp lý để hoàn thành công tác khoan thăm dò một cách nhanh nhất.
Lập kế hoạch triển khai công tác khoan thăm dò địa chất công trình cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo khoản 4.5 Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
...
4.5. Khi lập kế hoạch triển khai công tác khoan cần xem xét và giải quyết các vấn đề sau đây:
- Dự trù thiết bị, dụng cụ khoan theo yêu cầu của phương án kỹ thuật (kể cả thiết bị nổi hoặc sàn khoan khi khoan trên sông nước);
- Dự trù các loại vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và kỳ hạn cung ứng các vật tư phụ tùng ấy;
- Định biên của đơn vị (Đội, Tổ) khoan theo nhiệm vụ mới;
- Dự trù kinh phí chi tiêu trong khi triển khai và thực hiện công tác khoan;
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển công nhân và thiết bị đến hiện trường;
- Tiến độ của các bước công tác;
- Phương án bảo hộ lao động và an toàn sản xuất;
- Chuẩn bị hiện trường: xác định vị trí và cao độ lỗ khoan, làm đường vận chuyển, san nền, tổ chức sửa chữa thiết bị dụng cụ khoan, tổ chức cung cấp vật tư và khai thác nguyên liệu tại chỗ v.v...
Theo đó, căn cứ trên quy định khi lập kế hoạch triển khai công tác khoan cần xem xét và giải quyết các vấn đề sau đây:
- Dự trù thiết bị, dụng cụ khoan theo yêu cầu của phương án kỹ thuật (kể cả thiết bị nổi hoặc sàn khoan khi khoan trên sông nước);
- Dự trù các loại vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và kỳ hạn cung ứng các vật tư phụ tùng ấy;
- Định biên của đơn vị (Đội, Tổ) khoan theo nhiệm vụ mới;
- Dự trù kinh phí chi tiêu trong khi triển khai và thực hiện công tác khoan;
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển công nhân và thiết bị đến hiện trường;
- Tiến độ của các bước công tác;
- Phương án bảo hộ lao động và an toàn sản xuất;
- Chuẩn bị hiện trường: xác định vị trí và cao độ lỗ khoan, làm đường vận chuyển, san nền, tổ chức sửa chữa thiết bị dụng cụ khoan, tổ chức cung cấp vật tư và khai thác nguyên liệu tại chỗ v.v...
Tài liệu công trình khoan thăm dò địa chất công trình gồm những nội dung nào?
Theo Điều 12 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:
Tài liệu công trình khoan
1. Tài liệu công trình khoan gồm: sổ mô tả, thiết đồ, sổ thống kê, ảnh chụp mẫu lõi khoan, ảnh chụp mốc lỗ khoan.
2. Sổ mô tả công trình khoan phải có quy cách, hình thức thống nhất trong toàn đề án, thể hiện đủ kết quả khoan từng ngày. Nội dung thu thập, ghi chép phải đầy đủ thông tin theo quy định tại Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này để lập thiết đồ. Việc mô tả các đối tượng địa chất, khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; mức độ phong hóa, nứt nẻ, dập vỡ và xác định cấp đất đá của lõi khoan thu được.
3. Thiết đồ công trình khoan được tổng hợp từ sổ mô tả công trình khoan, có bổ sung các kết quả đo địa vật lý, địa chất thủy văn, địa chất công trình, kết quả phân tích mẫu. Nội dung thể hiện thiết đồ theo quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Ảnh mẫu lõi khoan phải được chụp theo từng khay mẫu, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Ảnh chụp phải thể hiện rõ các thông tin lõi khoan ghi trên etiket kèm theo; ngày, tháng, năm chụp; phân biệt được các thông tin cơ bản về đặc điểm đất, đá, thân quặng.
5. Sổ thống kê công trình khoan theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, tài liệu công trình khoan thăm dò địa chất công trình gồm 04 nội dung sau đây:
(1) Sổ mô tả:
Sổ mô tả công trình khoan phải có quy cách, hình thức thống nhất trong toàn đề án, thể hiện đủ kết quả khoan từng ngày. Nội dung thu thập, ghi chép phải đầy đủ thông tin theo quy định tại Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư 43/2016/TT-BTNMT để lập thiết đồ.
Việc mô tả các đối tượng địa chất, khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT; mức độ phong hóa, nứt nẻ, dập vỡ và xác định cấp đất đá của lõi khoan thu được.
(2) Thiết đồ công trình khoan:
Thiết đồ công trình khoan được tổng hợp từ sổ mô tả công trình khoan, có bổ sung các kết quả đo địa vật lý, địa chất thủy văn, địa chất công trình, kết quả phân tích mẫu.
Nội dung thể hiện thiết đồ công trình khoan theo quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư 43/2016/TT-BTNMT.
(3) Ảnh chụp mẫu lõi khoan, ảnh chụp mốc lỗ khoan:
Ảnh mẫu lõi khoan phải được chụp theo từng khay mẫu, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Ảnh chụp phải thể hiện rõ các thông tin lõi khoan ghi trên etiket kèm theo; ngày, tháng, năm chụp; phân biệt được các thông tin cơ bản về đặc điểm đất, đá, thân quặng.
(4) Sổ thống kê công trình khoan:
Sổ thống kê công trình khoan theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 43/2016/TT-BTNMT.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến giấy phép thăm dò khoáng sản tại đây
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thăm dò địa chất công trình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?