Công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu nào theo quy định hiện nay?
Hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hệ thống quản trị rủi ro như sau:
Quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
...
Căn cứ Điều 4 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về tổ chức quản trị rủi ro như sau:
Tổ chức quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ
...
Theo đó, hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm có cơ cấu tổ chức gồm 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
(1) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
(2) Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
(3) Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ
Việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
(1) Có khả năng xác định và lượng hóa rủi ro phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các tác động đến vốn, an toàn hoạt động và an toàn tài chính;
(2) Quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động quản trị rủi ro và cơ cấu quản trị rủi ro;
(3) Có chính sách quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch, trong đó xác định rõ các loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan phát sinh từ hoạt động kinh doanh, khẩu vị rủi ro và cách thức quản lý đối với từng loại rủi ro. Chính sách quản trị rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thông qua;
(4) Thiết lập đầy đủ các giới hạn chấp nhận rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các giới hạn chấp nhận rủi ro phải phù hợp với chính sách quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin;
(5) Thiết lập đầy đủ các quy trình quản trị rủi ro, trong đó có quy trình giám sát, tiếp nhận và phản hồi kịp thời bất kỳ thay đổi rủi ro nào.
Trưởng bộ phận quản trị rủi ro sẽ thuộc nhóm người quản lý hay người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm?
Căn cứ Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các chức danh sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
c) Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Người quản lý của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các chức danh sau đây:
a) Giám đốc, Phó giám đốc;
b) Kế toán trưởng, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người kiểm soát tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ;
c) Chuyên gia tính toán.
...
Như vậy, người giữ chức vụ Trưởng bộ phận quả trị rủi ro sẽ thuộc nhóm người kiểm soát trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản trị rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?