Công tác tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông có thực hiện đối với dịch vụ không thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng hay không?
- Doanh nghiệp viễn thông có phải tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của mình hay không?
- Công tác tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông có thực hiện đối với dịch vụ không thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng hay không?
- Tổ chức thực hiện đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp sẽ do Cục Viễn thông hay Bộ Thông tin truyền thông quyết định?
Doanh nghiệp viễn thông có phải tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của mình hay không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về nội dung kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra của Cục Viễn thông:
a) Việc chấp hành quy định về công bố chất lượng dịch vụ viễn thông.
b) Việc chấp hành quy định về báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông.
c) Việc chấp hành quy định về tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông.
d) Việc chấp hành quy định về tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông.
đ) Việc chấp hành quy định về công khai thông tin chất lượng dịch vụ viễn thông.
e) Các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Nội dung kiểm tra của Sở Thông tin và Truyền thông:
Thực hiện việc kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước của Sở như các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này đối với các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.
Theo quy định thì nội dung kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông của Cục viễn thông đối với doanh nghiệp bao gồm cả nội dung chấp hành quy định về tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông ngoài chịu sự giám sát của Cục Viễn thông thì còn phải tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp mình.
Công tác tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông có thực hiện đối với dịch vụ không thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng hay không?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về việc tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông như sau:
Việc tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông
1. Các doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thường xuyên tự giám sát chất lượng dịch vụ đối với tất cả các dịch vụ thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” mà mình cung cấp.
2. Trong trường hợp dịch vụ mà mình cung cấp có sự cố thì doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện báo cáo đột xuất như quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông chỉ thực hiện công tác tự giám sát chất lượng dịch vụ đối với tất cả các dịch vụ thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” mà mình cung cấp.
Trong quá trình tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của mình, nếu có sự cố xảy ra làm cho việc sử dụng dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên hướng liên tỉnh, liên mạng, quốc tế không thực hiện được trong khoảng thời gian từ hai (02) giờ trở lên thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, doanh nghiệp viễn thông phải lập báo cáo đột xuất gửi cho Cục Viễn thông và Bộ Thông tin và truyền thông biết theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT.
Công tác tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông có thực hiện đối với dịch vụ không thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp sẽ do Cục Viễn thông hay Bộ Thông tin truyền thông quyết định?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về giám sát đối với các dịch vụ viễn thông như sau:
Giám sát đối với các dịch vụ viễn thông thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng”
1. Căn cứ vào chính sách, yêu cầu quản lý và thực tế phát triển của dịch vụ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định dịch vụ nào trong “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” phải được giám sát chất lượng và thời gian giám sát.
2. Cục Viễn thông tổ chức thực hiện việc giám sát, lựa chọn và quyết định tổ chức đo kiểm nào trong số các tổ chức đo kiểm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định thực hiện đo giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định tại Thông tư này trên bất kỳ địa bàn cung cấp dịch vụ nào trong phạm vi cả nước. Trong trường hợp cần thiết, Cục Viễn thông phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát chất lượng dịch vụ trên địa bàn quản lý của Sở.
3. Việc giám sát các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông phải tuân thủ phương pháp xác định nêu tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với dịch vụ được giám sát.
4. Tổ chức đo kiểm thực hiện đo kiểm giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo kiểm giám sát; lưu trữ các số liệu, tài liệu đo kiểm giám sát ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập báo cáo kết quả đo kiểm giám sát và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Chi phí thực hiện việc giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông của Cục Viễn thông được bố trí trong kinh phí hoạt động của Cục.
Như vậy, Cục Viễn thông tổ chức thực hiện việc giám sát, lựa chọn và quyết định tổ chức đo kiểm nào trong số các tổ chức đo kiểm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định thực hiện đo giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông trên bất kỳ địa bàn cung cấp dịch vụ nào trong phạm vi cả nước.
Trong trường hợp cần thiết, Cục Viễn thông phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát chất lượng dịch vụ trên địa bàn quản lý của Sở.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?