Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT được quy định như thế nào? Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh không?
Tư vấn tâm lý cho học sinh THPT là hoạt động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về hoạt động tư vấn tâm lý cho học trong nhà trường như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường."
Ta thấy, tư vấn tâm lý cho học sinh là hoạt động hỗ trợ về mặt tâm lý cho học sinh.
Tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường
Tư vấn tâm lý cho học sinh THPT phải đảm bảo nguyên tắc, nội dung và hình thức thực hiện như thế nào?
Khi thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường cần đảm bảo các quy định về nguyên tắc hoạt động, nội dung và cách thức thực hiện được quy định tại các Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT như sau:
* Nguyên tắc thực hiện
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.
- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.
* Nội dung
- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.
- Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (tùy theo cấp học).
- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
* Hình thức thực hiện
- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.
- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Như vậy, việc thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường cần tuân thủ quy định về nguyên tắc và đảm bảo nội dung, hình thức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT của Hiệu trưởng nhà trường được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường như sau:
- Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
- Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.
Như vậy, ta thấy trong công tác thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện những trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trong đó có quy định trách nhiệm thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tư vấn tâm lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?