Công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản bao gồm những công việc gì? Đề án đánh giá khoáng sản được triển khai thi công theo bao nhiêu giai đoạn?
Công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản bao gồm những công việc gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn (sau đây gọi tắt là đánh giá khoáng sản) là hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo loại khoáng sản, nhóm khoáng sản trên các cấu trúc địa chất có tiền đề, dấu hiệu thuận lợi, nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên, phát hiện mới về khoáng sản trên mặt và dưới sâu làm căn cứ cho quản lý khoáng sản.
Theo Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản gồm các công việc chính sau:
- Thu thập, tổng hợp đầy đủ các tài liệu hiện có về cơ sở hạ tầng, về địa chất, khoáng sản và các tài liệu liên quan khác; đánh giá hiện trạng và mức độ tin cậy của chúng; đánh giá hiệu quả và hạn chế của các phương pháp đã thực hiện.
- Khảo sát sơ bộ diện tích lập đề án; lấy mẫu, phân tích mẫu nhằm bổ sung các tài liệu địa chất, khoáng sản cần thiết; thiết kế hợp lý các phương pháp và trình tự thực hiện; xác định các điều kiện thi công đề án.
- Xác định số lượng khu vực đang có hoạt động khoáng sản thuộc đối tượng đánh giá. Đối với hoạt động khai thác phải xác định rõ các khu vực khai thác hầm lò; các khu vực khai thác lộ thiên.
- Xây dựng mục tiêu đạt được, gồm: địa chất, khoáng sản và điều tra hiện trạng (nếu có).
- Dự kiến loại hình quặng hóa có thể phát hiện và đánh giá. Xác định các nhiệm vụ địa chất cụ thể của đề án.
- Thiết kế hệ phương pháp kỹ thuật, các yêu cầu cụ thể của từng phương pháp và xác định khối lượng từng hạng mục công việc của đề án.
- Dự kiến các chỉ tiêu tính tài nguyên.
- Xác định cơ sở xây dựng dự toán và lập dự toán đề án.
Đề án đánh giá khoáng sản được lập theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 42/2016/TT-BTNMT.
Đề án đánh giá khoáng sản được triển khai thi công theo bao nhiêu giai đoạn?
Đề án đánh giá khoáng sản được triển khai thi công theo bao nhiêu giai đoạn? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định triển khai thi công đề án đánh giá khoáng sản chia thành 02 giai đoạn:
(1) Giai đoạn đánh giá sơ bộ
- Thành lập bản đồ hiện trạng mức độ điều tra địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản, gồm các dạng công việc:
- Đánh giá sơ bộ
(2) Giai đoạn đánh giá chi tiết
- Công tác trắc địa
- Công tác địa chất
- Công tác địa vật lý
- Công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình
- Công tác thi công công trình
- Công tác mẫu
- Tính tài nguyên dự tính cấp 333 và tài nguyên dự báo cấp 334a cho các thân khoáng sản theo một hoặc một vài phương án chỉ tiêu tính tài nguyên.
Các chỉ tiêu để xác định tài nguyên được xây dựng trên cơ sở so sánh với các mỏ khoáng đã thăm dò hoặc đang khai thác có quy mô, chất lượng, điều kiện khai thác, chế biến khoáng sản tương tự.
Việc xác định tài nguyên phải được tính ít nhất bằng 2 phương pháp khác nhau để so sánh, đánh giá độ tin cậy (khuyến khích sử dụng các phần mềm chuyên dụng).
Đối với khoáng sản có ích đi kèm, tùy thuộc mức độ biến đổi so với khoáng sản chính và hàm lượng của chúng, có thể xác định tài nguyên cùng cấp hoặc giảm một cấp.
- Đánh giá sơ bộ khả năng kinh tế của tài nguyên khoáng sản đã xác định trên cơ sở: nhu cầu của xã hội, thị trường; cơ sở hạ tầng, tài nguyên dự báo, chất lượng khoáng sản, khả năng và phương pháp khai thác, chế biến khoáng sản; mức độ ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường sinh thái.
Lập báo cáo tổng kết đề án đánh giá khoáng sản phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Điều 7 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định như sau:
Lập báo cáo tổng kết đề án đánh giá khoáng sản
Báo cáo tổng kết đề án phải thể hiện được các kết quả đã thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này, bao gồm các công tác chính sau:
1. Xử lý, tổng hợp tài liệu tất cả các dạng công việc của đề án đánh giá khoáng sản.
2. Thành lập các tài liệu bản vẽ, thuyết minh đầy đủ, thống nhất đảm bảo phản ánh đúng thực tế địa chất khoáng sản trên diện tích đánh giá.
3. Tính tài nguyên khoáng sản với độ tin cậy phù hợp theo quy định.
4. Xác định quy luật phân bố quặng hóa;
5. Khoanh định các diện tích có triển vọng để đề xuất thăm dò.
Báo cáo tổng kết đề án được lập theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, căn cứ trên quy định khi lập báo cáo tổng kết đề án đánh giá khoáng sản phải thể hiện được các kết quả đã thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT, Điều 6 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT, bao gồm các công tác chính sau:
- Xử lý, tổng hợp tài liệu tất cả các dạng công việc của đề án đánh giá khoáng sản.
- Thành lập các tài liệu bản vẽ, thuyết minh đầy đủ, thống nhất đảm bảo phản ánh đúng thực tế địa chất khoáng sản trên diện tích đánh giá.
- Tính tài nguyên khoáng sản với độ tin cậy phù hợp theo quy định.
- Xác định quy luật phân bố quặng hóa;
- Khoanh định các diện tích có triển vọng để đề xuất thăm dò.
Báo cáo tổng kết đề án được lập theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 42/2016/TT-BTNMT.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?