Công thức tính F - mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu?
- Công thức tính F - mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu?
- Việc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
- Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu?
Công thức tính F - mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam:
Theo đó, đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) được xác định theo công thức:
F = R x V x Fs
Trong đó:
F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng);
R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này (đơn vị tính: %);
V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg);
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).
Lưu ý: Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Fs cho từng sản phẩm, bao bì và điều chỉnh Fs theo chu kỳ 03 năm một lần.
Công thức tính F - mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Việc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện như sau:
(1) Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp tài chính theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Việc kê khai số tiền đóng góp tài chính được tính theo khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai;
(2) Trước ngày 20 tháng 4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm;
(3) Trường hợp kê khai khối lượng sản phẩm, bao bì thấp hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu thì phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo; trường hợp kê khai lượng sản phẩm, bao bì nhiều hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo.
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu?
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu là Mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
Ghi chú khi lập Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin bao gồm ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton;…;
- Cột (4): Kê khai theo số liệu theo Mẫu số 10 Phụ lục IX;
- Cột (7): Số tiền đóng góp tài chính năm N là số tiền tạm tính và được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất và đưa ra thị trường trong nước, nhập khẩu của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (8): Kê khai theo số liệu cột (4) của Bản kê khai năm N-1(năm liền trước).
Lưu ý: theo quy định tại Điều 79 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
(1) Thông tin nơi tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
(2) Thông tin nơi tiếp nhận bản kê khai đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, số 85 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
(3) Thông tin tài khoản tiếp nhận và nội dung chuyển tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266999;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
(4) Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266888;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?