Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Căn cứ vào đâu để phân vùng sóng thần để có những phương án phòng chống sóng thần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về phân vùng động đất, sóng thần như sau:
Phân vùng động đất, sóng thần
1. Việc phân vùng động đất, sóng thần phải dựa trên cơ sở số liệu quan trắc, tính toán trong nước và tham khảo các số liệu, kết quả nghiên cứu của khu vực, thế giới để xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó ở các vùng có nguy cơ động đất, sóng thần.
2. Nội dung phân vùng động đất, sóng thần bao gồm:
a) Xác định những khu vực trên đất liền có nguy cơ động đất;
b) Xây dựng các kịch bản sóng thần tương ứng với từng cấp động đất ở các vùng biển có nguy cơ sóng thần;
c) Dự kiến mức độ và phạm vi ảnh hưởng của động đất, sóng thần đến dân sinh kinh tế, các công trình hạ tầng, công trình kiến trúc ở từng khu vực.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phân vùng sóng thần phải dựa trên cơ sở số liệu quan trắc, tính toán trong nước và tham khảo các số liệu, kết quả nghiên cứu của khu vực, thế giới để xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó ở các vùng có nguy cơ sóng thần.
Phòng ngừa sóng thần (Hình từ Internet)
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về xây dựng công trình phòng ngừa sóng thần như sau:
Xây dựng công trình phòng ngừa sóng thần
1. Xây dựng hệ thống báo động trực canh ven biển cho các vùng có nguy cơ cao để tiếp nhận, xử lý thông tin và phát báo động khi có tin cảnh báo sóng thần.
2. Những vùng có nguy cơ ảnh hưởng sóng thần phải có quy hoạch, kế hoạch trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển vững chắc đảm bảo phòng, chống bão và giảm tác động của sóng thần.
3. Hàng năm, Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách để xây dựng, nâng cấp đê biển, trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng và duy trì hoạt động các trạm báo động trực canh sóng thần.
Như vậy, theo quy định trên thì công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như sau:
- Xây dựng hệ thống báo động trực canh ven biển cho các vùng có nguy cơ cao để tiếp nhận, xử lý thông tin và phát báo động khi có tin cảnh báo sóng thần.
- Những vùng có nguy cơ ảnh hưởng sóng thần phải có quy hoạch, kế hoạch trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển vững chắc đảm bảo phòng, chống bão và giảm tác động của sóng thần.
- Hàng năm, Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách để xây dựng, nâng cấp đê biển, trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng và duy trì hoạt động các trạm báo động trực canh sóng thần.
Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về lập phương án phòng chống động đất sóng thần như sau:
Lập phương án phòng, chống động đất, sóng thần
Đối với những vùng có nguy cơ động đất, sóng thần, hàng năm các địa phương và các Bộ, ngành liên quan phải xây dựng phương án phòng tránh, tổ chức diễn tập bao gồm những nội dung chủ yếu sau: phương án đảm bảo thông tin liên lạc; tổ chức sơ tán dân; phương án tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì phương án phòng chống sóng thần có những nội dung sau: đảm bảo thông tin liên lạc; tổ chức sơ tán dân; phương án tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm về phòng chống sóng thần như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
…
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần theo Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần ban hành theo Quyết định 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các kịch bản về cảnh báo sóng thần, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ trao đổi quốc tế và phục vụ công tác cảnh báo sóng thần;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc xử lý môi trường do động đất, sóng thần gây ra.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm về phòng chống sóng thần như sau:
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các kịch bản về cảnh báo sóng thần, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ trao đổi quốc tế và phục vụ công tác cảnh báo sóng thần;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần;
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc xử lý môi trường do động đất, sóng thần gây ra.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?