Công ty chứng khoán có được dùng tiền, tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên thứ 3 hay không?
Công ty chứng khoán có được dùng tiền, tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên thứ 3 hay không?
Theo Điều 27 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hạn chế cho vay như sau:
“Điều 27. Hạn chế cho vay
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán không được cho vay tiền, chứng khoán dưới mọi hình thức.
2. Công ty chứng khoán không được dùng tiền, tài sản của công ty hoặc của khách hàng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba.
3. Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với Chủ sở hữu, cổ đông lớn, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các chức danh quản lý khác do Hội đồng quản trị công ty chứng khoán bổ nhiệm và người có liên quan của những đối tượng nêu trên.
4. Công ty chứng khoán đã được thực hiện giao dịch ký quỹ theo quy định pháp luật được cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán dưới hình thức giao dịch ký quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Công ty chứng khoán được cho vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch, hoặc cho vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, thì hiện nay, công ty chứng khoán không được dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba.
Bảo đảm nghĩa vụ thanh toán
Công ty chứng khoán dùng tiền, tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên thứ 3 thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:
“Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
[...]
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Trực tiếp nhận và chi trả tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng;
c) Vi phạm quy định về quản lý chứng khoán của khách hàng;
d) Vi phạm quy định về hạn chế vay nợ hoặc về hạn chế cho vay;
d) Vi phạm quy định về góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.
[...]”
Theo đó, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm về hạn chế cho vay.
Mức phạt của cá nhân và tổ chức có giống nhau không?
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần và các vi phạm này được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Đối với các trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần dưới đây bị xử phạt về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần:
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo khi có sự thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn hoặc không còn là nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 33 Nghị định này;
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch hoặc không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch hoặc thực hiện hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin hoặc vượt quá giá trị đăng ký quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Nghị định này;
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn hoặc không công bố đối với thông tin phải công bố quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định này, thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
- Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
+ Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
+ Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm về hạn chế cho vay là đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng ½ của tổ chức.
Châu Mỹ Ngọc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?