Công ty chứng khoán được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động không?
Công ty chứng khoán được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động không?
Việc công ty chứng khoán được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động không, theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Ngày chính thức hoạt động
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.
...
Theo quy định trên, công ty chứng khoán không được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.
Công ty chứng khoán được tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động không? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán được chính thức hoạt động khi đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán được chính thức hoạt động khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 71 của Luật Chứng khoán 2019.
- Có quy trình hoạt động, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ;
- Điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
Kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động thì công ty chứng khoán bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 156/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp;
b) Tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
...
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, công ty chứng khoán kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?