Công ty có được chủ động thỏa thuận và quyết định hình thức trả lương cho người lao động ngoài công ích là hình thức trả lương theo sản phẩm không?

Công ty có được chủ động thỏa thuận và quyết định hình thức trả lương cho người lao động ngoài công ích là hình thức trả lương theo sản phẩm không? chị Lê (Gia Lai)

Công ty có được chủ động thỏa thuận và quyết định hình thức trả lương cho người lao động ngoài công ích theo hình thức trả lương sản phẩm không?

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương như sau:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Theo đó, công ty được chủ động thỏa thuận với người lao động và quyết định hình thức trả lương cho người lao động ngoài công ích là hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

Hình thức trả lương theo sản phẩm (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tính lương theo sản phẩm được quy định như thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tính lương theo sản phẩm được quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
….
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
….

Như vậy, người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 với mức đóng là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm ra sao?

Tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trả lương theo sản phẩm

Võ Thị Mai Khanh

Trả lương theo sản phẩm
Trả lương
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trả lương theo sản phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trả lương theo sản phẩm Trả lương
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty chậm thanh toán lương cho người lao động sau khi nghỉ việc bị xử phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Việc trả lương cho người lao động cần đảm bảo nguyên tắc gì? Công ty chậm trả lương cho người lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Công ty đang gặp khó khăn thì có thể chậm trả lương và thỏa thuận với người lao động được hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bị bắt buộc phải trả lương cho người lao động vào ngày 05 hàng tháng hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động theo như thỏa thuận thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trả lương cao hơn cho những người không tham gia vào công đoàn cơ sở liệu công ty có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Công ty trả lương theo sản phẩm nhưng có trừ lương khi người lao động không đảm bảo chất lượng của sản phẩm thì có đúng không?
Pháp luật
Trong thời gian học nghề người lao động có được công ty trả lương hay không? Tiền lương mà họ có thể nhận được là bao nhiêu?
Pháp luật
Thế nào là KPI? Doanh nghiệp trả lương theo KPI cần lưu ý điều gì? Hướng dẫn cách xây dựng KPI hiệu quả?
Pháp luật
Nợ lương người lao động bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị phạt? Không trả lương đúng hạn thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào