Công ty cổ phần có phải thành lập Ủy ban kiểm toán nội bộ hay không? Những đối tượng nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật?
Những đối tượng nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
2. Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
3. Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4. Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành."
Theo đó, đối tượng phải thực hiên công tác kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các doanh nghiệp;
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Công ty cổ phần có phải thành lập Ủy ban kiểm toán nội bộ hay không? Những đối tượng nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Công ty cổ phần có phải thành lập Ủy ban kiểm toán nội bộ hay không?
Tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP về công tác kiểm toán nội bộ có nêu về vấn đề kiểm toán nội bộ như sau:
"Điều 10. Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp
1. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
a) Công ty niêm yết;
...
3. Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an."
Như thông tin anh cung cấp thì công ty anh đã niêm yết nên sẽ thuộc điểm a khoản 1 Điều 10 và sẽ phải tiến hành kiểm toán nội bộ. Lúc này, công ty anh có thể thành lập ủy ban kiểm toán nội bộ hoặc thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ cho đơn vị của anh.
Ủy ban kiểm toán nội bộ của công ty cổ phần hoạt động theo quy chế và quy trình nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
"Điều 12. Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con."
Theo đó, công ty cổ phần sẽ xây dựng và ban hành Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị mình. Căn cứ vào đó, đơn vị sẽ áp dụng trong xuyên suốt quá trình kiểm toán nội bộ.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?