Công ty có thể chuyển người lao động sang công việc khác được không? Đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Trong mùa dịch covid thì công ty nào cũng khó khăn, các công ty sẽ có nhiều biện pháp để giảm chi phí nhằm duy trì hoạt động. Tuy nhiên, ngoài việc điều chuyển đi làm công việc khác và ngừng việc thì các công ty có được giảm lương người lao động không? Cơ sở pháp lý ở đâu? Và nếu các công ty đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Đối với việc chuyển làm công việc khác theo quy định của PL thì nếu người lao động không đồng ý do có căn cứ việc khác đó ảnh hưởng đến sức khỏe và không phù hợp thì người lao động có được từ chối không? Nếu từ chối thì công ty có thể buộc thôi việc người lao động được không? Nếu người lao động từ chối việc khác đó mà công ty bắt người lao động ngừng việc thì người lao động thể hưởng chính sách của ngừng việc theo Điều 99 BLLĐ 2019 được không?

Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào?

Về vấn đề giảm tiền lương, hiện nay pháp luật lao động quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ Luật lao động 2019

"Điều 94. Nguyên tắc trả lương 
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp."

Mức lương là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động, các khoản phụ cấp, bổ sung cũng phải quy định cụ thể trong quy chế lương của công ty. Việc giảm lương tức là sửa đổi hợp đồng, do đó, phải đạt được sự thỏa thuận với người lao động. Công ty đưa ra đề xuất giảm lương nếu không có sự phản đối của người lao động thì tức là người lao động đã đồng ý với đề xuất của công ty, công ty tiến hành làm phụ lục sửa đổi hợp đồng để giảm mức lương xuống, việc làm phụ lục sẽ làm căn cứ để công ty điều chỉnh mức đóng BHXH (nếu có) và thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu người lao động không đồng ý thì hoàn toàn có quyền phản hồi đến công ty. 

Đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Giảm lương

Giảm lương

Người lao động không đồng ý là bên NSDLĐ vẫn giảm lương thì có thể bị phạt theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: 

"Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
[...]
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."

Như vậy, hành vi giảm lương tức là trả lương không đủ và NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Công ty có thể chuyển người lao động sang công việc khác được không?

Về vấn đề chuyển sang làm công việc khác, theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."

Như vậy, vì lý do dịch bệnh NSDLĐ có thể chuyển người lao động sang công việc khác không quá 60 ngày, NLĐ không được phép từ chối việc điều chuyển này. 

Tại khoản 2 Điều 29 Bộ Luật này cũng có nêu NSDLĐ có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Do đó, nếu có căn cứ công việc mới không phù hợp với sức khỏe, giới tính của mình thì NLĐ có quyền từ chối. Ở đây việc chứng minh công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính không phải là chuyện dễ, do đó, NSDLĐ có thể lấy lý do người lao động không thực hiện điều chuyển công việc theo yêu cầu của NSDLĐ, vắng mặt tại nơi làm việc, nếu từ 05 ngày làm việc trở lên thì bên NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, quan trọng ở đây là chứng minh lý do từ chối chuyển công việc là gì. 

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 29 Bộ Luật lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau: 

"4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này." 

Theo đó, khi nào NLĐ từ chối chuyển công việc quá 60 ngày thì mới áp dụng lương ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ Luật này. Còn nếu trong thời gian 60 ngày thì như trên đã phân tích, đó là bắt buộc, nếu NLĐ từ chối thì công ty và NLĐ có thể nghỉ không hưởng lương hoặc công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì NLĐ vắng mặt không có lý do chính đáng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Phạm Lan Anh

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép khi con kết hôn dành cho người lao động? Con kết hôn được nghỉ phép mấy ngày?
Pháp luật
Năm 2024 âm lịch bắt đầu và kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024 đối với người lao động?
Pháp luật
CV xin việc là gì? CV xin việc thường có nội dung gì? Người lao động có thể tìm việc bằng cách nào?
Pháp luật
Cha nuôi hoặc mẹ nuôi mất thì người lao động được xin nghỉ bao nhiêu ngày theo Bộ luật Lao động 2019?
Pháp luật
Khoản phụ cấp tiền thuê nhà mà người lao động nhận được có phải tính vào thuế thu nhập cá nhân hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được phép giữ lại các văn bằng gốc của người lao động (các văn bằng có được do doanh nghiệp cử đi đào tạo) hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào