Công ty đầu tư chứng khoán sẽ được quyền giảm vốn điều lệ khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Số lượng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán là bao nhiêu?
Quy định về số lượng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán tại khoản 4 Điều 259 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
...
4. Điều kiện về cổ đông bao gồm:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập.
...
Theo quy định trên, số lượng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán được xác định như sau:
- Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
- Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng.
Công ty đầu tư chứng khoán sẽ được quyền giảm vốn điều lệ khi đáp ứng được những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Công ty đầu tư chứng khoán sẽ được quyền giảm vốn điều lệ khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Điều kiện giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán được quy định tại Điều 262 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán
1. Được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giảm vốn, chào bán để tăng vốn; phương án chào bán để tăng vốn hoặc phương án giảm vốn.
2. Trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải bảo đảm vốn điều lệ sau khi điều chỉnh và giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, công ty phải có đủ nguồn tài chính từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã kiểm toán hoặc soát xét.
4. Trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành, công ty phải tuân thủ các quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng (đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng), chào bán riêng lẻ (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) và phát hành cho cổ đông hiện hữu.
5. Có tối đa 99 cổ đông, trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
Theo đó, công ty đầu tư chứng khoán sẽ được quyền giảm vốn điều lệ khi đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giảm vốn, chào bán để tăng vốn; phương án chào bán để tăng vốn hoặc phương án giảm vốn.
(2) Công ty phải bảo đảm vốn điều lệ sau khi điều chỉnh và giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
(3) Có tối đa 99 cổ đông, trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
Hồ sơ đề nghị giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán được quy định tại Điều 263 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, phương án tăng, giảm vốn và Điều lệ công ty sửa đổi.
3. Danh sách cổ đông sau điều chỉnh vốn theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp giảm vốn, tài liệu bổ sung: báo cáo kết quả giảm vốn điều lệ kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng lưu ký, giám sát về việc công ty đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông; số lượng cổ đông, số lượng cổ phiếu lưu hành sau khi điều chỉnh vốn.
5. Trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành, tài liệu bổ sung: báo cáo kết quả đợt chào bán để tăng vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo giấy xác nhận về mức vốn tăng thêm đã được phong tỏa tại ngân hàng giám sát; danh sách nhà đầu tư mới (nếu có);
6. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán và báo cáo tài chính kỳ gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ.
7. Bản cáo bạch, Điều lệ công ty (nếu có thay đổi).
Như vậy, hồ sơ đề nghị giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán gồm những tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giảm vốn điều lệ, phương án giảm vốn và Điều lệ công ty sửa đổi.
(3) Danh sách cổ đông sau điều chỉnh vốn theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
(4) Tài liệu bổ sung: báo cáo kết quả giảm vốn điều lệ kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng lưu ký, giám sát về việc công ty đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông; số lượng cổ đông, số lượng cổ phiếu lưu hành sau khi điều chỉnh vốn.
(5) Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán và báo cáo tài chính kỳ gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ.
(6) Bản cáo bạch, Điều lệ công ty (nếu có thay đổi).
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty đầu tư chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương